Hiện nay, Marketing đã trở thành một phần quan trọng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Các thương hiệu mong muốn tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh bằng những câu chuyện và hình ảnh hấp dẫn. Trong đó, Brand Story là xu hướng tiếp thị được nhiều doanh nghiệp sử dụng để làm cho thương hiệu in sâu trong tâm trí của khách hàng. Vậy để hiểu hơn về Brand Story là gì và cách kể câu chuyện thương hiệu chạm đến khách hàng, mời bạn đọc tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây cùng Mona SEO nhé.
Mục lục
Brand Story là gì?
Brand Story là kể câu chuyện về thương hiệu của một doanh nghiệp hay một cá nhân cụ thể. Câu chuyện sẽ lên nội dung kể quá trình hình thành của doanh nghiệp , trải qua các thăng trầm, cách theo đuổi thành công, cách đặt mục tiêu, những thành tựu đã đạt được, cho tới thời điểm hiện tại ra sao,…
Qua đó, câu chuyện thương hiệu sẽ truyền cảm hứng và giúp khách hàng đến gần hơn với doanh nghiệp của mình. Đồng thời, khách hàng sẽ chú ý, ấn tượng, yêu thích thương hiệu để cân nhắc và quyết định sử dụng, gắn bó với các sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Tại sao doanh nghiệp nên xây dựng một câu chuyện thương hiệu
Khi xây dựng một câu chuyện thương hiệu, doanh nghiệp sẽ mang lại một số lợi ích như sau:
Nếu một chiến lược tiếp thị câu chuyện thương hiệu mạnh sẽ giúp khách hàng phân biệt thương hiệu của bạn với đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, việc xây dựng Brand Story chính là khía cạnh quan trọng của việc chuyển đổi khách hàng doanh nghiệp, từ những khách hàng chưa biết đến thương hiệu trở thành khách hàng trung thành.
Theo như nghiên cứu cho thấy một số bộ phận của não được kích hoạt khi bạn tham gia kể chuyện. Có thể thấy, tầm quan trọng của cách kể câu chuyện thương hiệu nằm ở khả năng thu hút sự chú ý của khán giả. Cuối cùng, người tiêu dùng muốn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với thương hiệu.
Tóm lại, việc thúc đẩy một cộng đồng tương tác giữa thương hiệu và khán giả sẽ giúp thiết lập mối liên hệ lâu dài. Với một chiến lược hiệu quả trong cách kể chuyện thương hiệu, sẽ giúp bạn thiết lập được lòng trung thành đối với thương hiệu khi khán giả bắt đầu liên kết thương hiệu với nội dung của bạn.
Một số yếu tố quan trọng khi xây dựng câu chuyện thương hiệu
Để tạo nên một câu chuyện thương hiệu ấn tượng, thu hút được khách hàng, tất cả phải dựa vào 5 yếu tố quan trọng sau đây:
- Ý tưởng rõ ràng, mạch lạc: Một câu chuyện hấp dẫn khách hàng khi nó được kể về chính doanh nghiệp với một ý tưởng rõ ràng và theo mạch cảm xúc nhất định.
- Tạo được sức hút: Câu chuyện càng sâu sắc, càng lôi cuốn thì khách hàng sẽ nhớ đến thương hiệu bạn bấy nhiêu.
- Bố cục logic: Câu chuyện có bố cục chặt chẽ, nội dung hấp dẫn, có tính thực tế sẽ tạo cảm giác hưng phấn khi đọc.
- Mang lại ý nghĩa: Việc kết tinh ý nghĩa đằng sau câu chuyện thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp tạo được sự đồng cảm, thay đổi hành vi của độc giả.
- Thể hiện tầm nhìn thương hiệu: Mục đích của Brand Story giúp khách hàng thấy được định hướng và yếu tố mà thương hiệu đại diện. Nhằm hạn chế những câu chuyện thương hiệu trở thành một câu chuyện phiếm.
Cách kể câu chuyện thương hiệu chạm đến khách hàng
Phải có ý nghĩa
Trên thị trường xuất hiện rất nhiều câu chuyện về thương hiệu nhưng có chuyện bị lãng quên, chuyện thì khó tin, chuyện thì nghe say mê thấy cuốn. Tuy nhiên, cho dù câu chuyện thương hiệu của bạn là gì thì cũng phải có ý nghĩa riêng biệt và độc đáo. Có như vậy, câu chuyện của bạn mới không bị trùng lặp với bất cứ đơn vị nào. Khi ra mắt sẽ gợi được sự tò mò và độc giả cảm thấy thú vị và hấp dẫn. Trong đó, một số nội dung mà câu chuyện thương hiệu cần giải quyết được là:
- Vì sao chúng tôi lại kể câu chuyện này?
- Qua góc kể của tôi, câu chuyện có gì đặc biệt và thông điệp doanh nghiệp muốn truyền tải đến người nghe?
- Giá trị mà người nghe có được khi nghe câu chuyện thương hiệu là gì?
Làm nổi bật những nút thắt
Bạn nên làm nổi bật lên các nút thắt của câu chuyện thương hiệu để tạo sự hứng thú cho người nghe. Nút thắt này có những thời điểm mà doanh nghiệp đương đầu với khó khăn, cách giải quyết như thế nào. Nếu câu chuyện không có kịch tính, cao trào thì dễ bị cho vào lãng quên. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên kể quá nhiều và chú trọng vào thất bại mà phải kể đến điểm nổi bật, thành công. Như vậy khách hàng mới có cái nhìn chất lượng sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Câu chuyện phải có tính tương quan với thế giới quan
Một câu chuyện thương hiệu cần phải truyền đạt cái nhìn của thế giới cho người đọc. Thực hiện bằng cách giúp khách hàng liên tưởng tới sự việc, hoàn cảnh doanh nghiệp đã trải qua để tạo sự đồng cảm với thương hiệu. Một câu chuyện được bịa đặt, không có tính chân thật, không có tính tương quan với cuộc sống thì khó thuyết phục được người nghe.
Ghi nhớ chân dung khách hàng
Doanh nghiệp cần xác định rõ đối tượng muốn sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình để đưa ra các mục tiêu chuẩn xác. Từ đó tạo nên nội dung câu chuyện có thể mang tính hài hước, cảm động, truyền cảm hứng, cung cấp các thông tin, cổ vũ sự nỗ lực, kiến thức hữu ích,…
Đặc biệt, câu chuyện phải giải quyết được các câu hỏi như sử dụng sản phẩm đem lại hữu ích như thế nào và làm thay đổi điều gì ở khách hàng? Việc lắng nghe câu chuyện thương hiệu của chúng tôi thực sự bổ ích và có được thông tin về sản phẩm chất lượng?
Tạo ra lý do để thúc đẩy sự tương tác trong câu chuyện
Muốn thu hút độc giả thì doanh nghiệp cần tạo ra câu chuyện bằng cách làm ra Unique Selling Point. Đây là ưu điểm bán hàng của doanh nghiệp dẫn tới mục tiêu cụ thể. Mọi người sẽ đưa ra quyết định trực quan tác động tới việc mua hàng hay không.
Đặt mình vào vị trí khách hàng
Doanh nghiệp cần đặt mình vào vị trí khách hàng để giải đáp các câu hỏi mà khách hàng phân vân khi đọc câu chuyện. Chẳng hạn như sản phẩm này có tốt và phải chăng hơn sản phẩm công ty khác, công năng có đúng như quảng cáo. Với phương thức này thì doanh nghiệp sẽ tạo được câu chuyện thương hiệu qua việc theo dõi đánh giá và tiến triển tâm lý khách hàng. Bao gồm việc chạm vào sản phẩm, quan sát, cảm nhận, quyết định mua và phản hồi sau khi dùng.
Câu chuyện phải có cảm xúc
Khách hàng thường sẽ có nhiều suy nghĩ khi nghe một câu chuyện nào đó. Đặc biệt, những câu chuyện đầy cảm xúc, khi đọc sẽ gợi cho người nghe rất nhiều vấn đề và trăn trở, sự đồng cảm, nể phục, tôn trọng, yêu mến, truyền tới động lực, mong muốn,… Những cảm giác càng thật, càng giúp thương hiệu có được lượng khách hàng trung thành lớn.
Một số ví dụ về câu chuyện thương hiệu chạm đến khách hàng
Câu chuyện về Unthinkable Media
Unthinkable Media là một Agency chuyên sản xuất nội dung podcast cho doanh nghiệp B2B ở Hoa Kỳ. Mục tiêu của doanh nghiệp này là tạo ra nội dung có tính giải trí cao, thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Tình huống: Là một người làm Marketing, chúng tôi muốn thu hút mọi sự chú ý từ khách hàng của doanh nghiệp bạn. Để đạt được điều đó, chúng tôi luôn phấn đấu nỗ lực hết sức mình.
- Nút thắt: Với sự phát triển của công nghệ, khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn. Trong thời đại hiện nay, doanh nghiệp không còn là người có quyền lực cao nhất trong mối quan hệ thương mại, mà chính là khách hàng. Khách hàng có quyền lựa chọn cho mình những trải nghiệm họ cảm thấy hài lòng và thích thú nhất. Thật khó để chúng tôi có thể thu hút sự chú ý từ họ.
- Giải pháp: Chúng tôi cần phải tìm cách tiếp cận mới. Thay vì tập trung vào tăng trưởng traffic và số lượng người tiếp cận, chúng tôi tập trung vào phát triển subscriber và nhóm khán giả theo dõi nội dung. Nỗ lực không ngừng nghỉ đã tạo nên những nội dung thật đặc sắc. Khách hàng dừng chân là chưa đủ, họ phải lắng nghe và yêu thích những nội dung sáng tạo của chúng tôi.
Câu chuyện về Grado Labs
Grado Labs là doanh nghiệp gia đình chuyên cung cấp các sản phẩm tai nghe và các thiết bị về âm thanh nổi tiếng tại Mỹ. Doanh nghiệp này nổi tiếng vì sản xuất các thiết bị âm thanh lâu đời, được làm hoàn toàn bằng thủ công.
- Tình huống: Âm nhạc được xem là một phần tất yếu trong cuộc sống. Thiếu âm nhạc, coi như cuộc sống mất đi những mảng màu rực rỡ và sự thú vị vốn có. Chúng tôi tin rằng với chất lượng sản phẩm, quý khách sẽ có những trải nghiệm âm nhạc thật dễ chịu, thoải mái và tràn ngập cảm xúc.
- Nút thắt: Ở một thị trường, nơi mà các doanh nghiệp chi tiền khủng cho hoạt động quảng cáo, hay thiết kế để tạo nên những sản phẩm có hình dáng, mẫu mã hiện đại. Nhưng lý do tại sao chúng tôi không chạy theo những trào lưu đó?
- Giải pháp: Có thể thấy âm thanh là ưu tiên số một. Với những người thợ lành nghề và các sản phẩm được làm hoàn toàn bằng thủ công, chúng tôi ưu tiên sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho khách hàng. Với sản phẩm có giá thành phù hợp, chúng tôi có thể cung cấp cho quý khách những dịch vụ chất lượng và truyền nguồn cảm hứng bất tận của âm nhạc vào trong sản phẩm. Gìn giữ giá trị cốt lõi và đem lại trải nghiệm hoàn hảo nhất cho khách hàng là những gì Grado Labs muốn truyền tải trong Brand Story của họ.
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Mona SEO đã cùng bạn tìm hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng câu chuyện thương hiệu chạm đến khách hàng đối với doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp ích nhiều cho các trong việc xây dựng Brand Story hấp dẫn, lôi cuốn cho doanh nghiệp của mình nhé.