Branding là gì? Những điều cần biết về Branding Marketing A-Z

Branding là gì? Những điều cần biết về Branding Marketing A-Z

Ngày nay, không chỉ những thương hiệu lớn mà cả những công ty đầu ngành cũng cần phải làm Branding. Từ đó kéo theo nhu cầu cho các dịch vụ hoạch định Branding, marketing thương hiệu gia tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, các Junior (người ít kinh nghiệm) còn khá mông lung về khái niệm Branding là gì? Những điều cần biết về Branding Marketing. Các bạn cùng MonaSEO tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu tổng quát về Branding

Branding là gì?

Branding là quá trình xây dựng, kết hợp hài hòa giữa các khía cạnh về ngôn ngữ, hình ảnh, trải nghiệm thương hiệu,… nhằm tạo nên khối cảm xúc lớn tác động đến khách hàng, giúp doanh nghiệp tạo nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Đối với 1 thương hiệu, không phải chỉ có Branding mà phải kể đến 3 chữ B quan trọng nhất gồm Brand, Branding và Brand Identity.

Branding là gì?

  • Brand (Thương hiệu): Thương hiệu không phải đề cập tới một thực thể vật lý như trụ sở công ty, doanh nghiệp hay đại lý chi nhánh. Thương hiệu chính là nhận thức, đó là toàn bộ nhận thức của người dùng về doanh nghiệp của bạn.
  • Branding (Xây dựng thương hiệu): Branding là bao gồm những việc làm liên quan tới công tác xây dựng thương hiệu. Cụ thể như lên kế hoạch phát triển thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và tiếp thị thương hiệu (Brand Marketing).
  • Brand Identity (Bộ nhận diện thương hiệu): Đây chính là những yếu tố đại diện cho thương hiệu của bạn, giúp người dùng dễ dàng nhận biết đến thương hiệu của bạn.

Khái niệm Branding ra đời khi nào?

Thuật ngữ Branding hay xây dựng thương hiệu được biết đến vào khoảng thời gian 350 (Sau Công Nguyên). Ban đầu, nó chỉ là những logo tuy rất đơn giản nhưng có sức hút mạnh mẽ với người dùng.

Cho đến những năm 1500, cùng với sự tiến bộ về công nghệ cũng như nhận thức người dùng, thuật ngữ Branding mới thực sự được hoàn thiện về mặt định nghĩa và tính áp dụng vào thực tế.

Tại sao Branding ngày càng trở nên quan trọng?

Dễ dàng nhận diện thương hiệu trong “đại dương thông tin”

Dễ dàng nhận diện thương hiệu trong “đại dương thông tin”

Hiện nay, nhờ các phương tiện truyền thông hoặc mạng xã hội mà người dùng dễ dàng tiếp cận với một lượng lớn thông tin. Vậy làm thế nào để họ có thể nhận diện được thương hiệu của bạn trong vô số những thương hiệu cùng lĩnh vực?

Tất nhiên là bạn cần có logo mang màu sắc và thông điệp của riêng mình. Cách làm này sẽ giúp bạn có cơ hội tạo ấn tượng ban đầu với người dùng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, chỉ logo thôi thì chưa phải là tất cả.

Bên cạnh việc làm Branding, bạn cũng cần phải nắm bắt được thị trường mục tiêu để các sản phẩm/dịch vụ của bạn trở thành công cụ biết nói. Điều này giúp thúc đẩy hoạt động thu hút khách hàng và có được mối quan hệ bền lâu với khách hàng của bạn.

Góp phần gia tăng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Một khi bạn xây dựng thương hiệu và phát triển nó tốt hơn thì giá trị sản phẩm/dịch vụ của bạn cũng nhờ đó mà tăng lên.

Ví dụ điện thoại Apple có giá thành đắt hơn so với đối thủ cùng ngành bởi họ có chiến lược xây dựng thương hiệu với một thông điệp nhất quán và có tính liên tưởng thực tế.

Hình thành sợi dây liên kết bền chặt với khách hàng

Sử dụng chiến lược Branding là cách làm hiệu quả nhất để kết nối với khách hàng. Việc xây dựng thương hiệu tốt và đủ mạnh giúp bạn tạo được ấn tượng tích cực ban đầu đối với người tiêu dùng. Sau này, niềm tin của họ đối với thương hiệu của bạn càng lớn mạnh. Họ sẽ chẳng ngần ngại mà lập tức quyết định mua hàng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn.

Hỗ trợ việc quản lý các phòng ban

Hỗ trợ việc quản lý các phòng ban

Thông thường, khi một thương hiệu phát triển lớn mạnh thì sẽ có sự tác động tích cực đến các phòng ban đang làm việc tại doanh nghiệp đó như phòng Kinh doanh, Marketing, PR, Nhân Sự,…

Khi làm việc tại một nơi uy tín và được người tiêu dùng quan tâm nhiều, họ sẽ cảm thấy tự hào và hài lòng hơn. Điều đó tạo động lực để họ nỗ lực và cống hiến, mang lại nhiều giá trị cho công ty của bạn.

Xây dựng và củng cố niềm tin trên thị trường

Khi người dùng nhìn vào các thông điệp mà bạn truyền tải kết hợp với diện mạo thương hiệu chuyên nghiệp, họ sẽ cảm thấy tin tưởng hơn. Nhờ đó mà bạn thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng để nuôi dưỡng trở thành người tiêu dùng. Do đó, trong quá trình xây dựng thương hiệu, bạn nên đặt vấn đề niềm tin của khách hàng lên hàng đầu.

Branding thực chất là làm những công việc gì?

Giúp định vị tốt thương hiệu (Brand Positioning)

Định vị thương hiệu là công việc quan trọng đầu tiên khi bạn nhận một dự án về Branding. Định vị thương hiệu là công việc phân tích, đánh giá các giá trị nội lực của thương hiệu đó có đang đi đúng hướng với thị trường hay không?

Định vị thương hiệu hiệu quả sẽ xác định được vị trí thương hiệu ở đâu trong tâm trí khách hàng. Từ đó dễ dàng khái quát được các hoạt động giúp phát triển hoặc cải thiện thương hiệu. Để làm được điều này, bạn cần rèn luyện kỹ năng phân tích, nghiên cứu và lên chiến lược xây dựng.

Khi triển khai định vị thương hiệu bạn cần tìm hiểu một số thông tin bắt buộc sau:

  • Khảo sát để thu thập thông tin của khách hàng mục tiêu
  • Nghiên cứu, phân tích kỹ các đối thủ cạnh tranh về nhiều khía cạnh như cảm nhận của khách hàng, thiết kế bao bì, …
  • Thuộc tính sản phẩm như giá trị sản phẩm/dịch vụ, văn hóa, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị thương hiệu.
  • Xây dựng sơ đồ định vị dựa trên chất lượng và giá cả của sản phẩm.

Giúp quản trị thương hiệu (Brand Management)

Giúp quản trị thương hiệu (Brand Management)

Để quản trị thương hiệu tốt, bạn cần có 3 kỹ năng như phân tích đối thủ, khả năng nhạy bén với thị trường và liên tục cập nhật xu hướng mới.

Ngoài việc kiểm tra tiến độ, người quản trị thương hiệu còn phải xây dựng mối quan hệ giữa sản phẩm/dịch vụ, nguồn lực với nhận thức của khách hàng. Đây là bước đệm thúc đẩy tiến độ, gia tăng giá trị nhận diện thương hiệu đối với khách hàng.

Khả năng xây dựng bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity)

Bộ nhận diện thương hiệu xuất hiện nhằm giúp người dùng phân biệt thương hiệu của bạn so với đối thủ cạnh tranh. Công việc này đòi hỏi bạn phải lên ý tưởng, phân tích, khả năng trình bày và am hiểu đồ họa. Đặc biệt, bạn phải biết nên tạo một quy trình làm việc chuyên nghiệp với nhóm thiết kế để xây dựng bộ nhận diện tốt nhất cho khách hàng.

Khả năng xây dựng định vị sản phẩm (Product Positioning)

Khả năng xây dựng định vị sản phẩm (Product Positioning)

Xây dựng định vị sản phẩm được đánh giá là tương tự với xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, để định vị sản phẩm thì bạn cần phải tập trung vào một sản phẩm cụ thể dựa trên các chiến lược Branding. Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm sẽ vô cùng đơn giản nếu bạn có tính sáng tạo, khoa học và kỹ năng phân tích tốt.

Vậy một chiến lược định vị sản phẩm tốt cần những gì?

  • Thực hiện nghiên cứu khách hàng, đối thủ, thị trường và giá trị sản phẩm.
  • Phân tích tên sản phẩm dựa trên 4 yếu tố như liên quan, thích hợp, độc nhất và phù hợp cho một câu chuyện.
  • Tính nhất quán của sản phẩm từ thông điệp, tone giọng sản phẩm đến logo, màu sắc.
  • Khẳng định giá trị mang lại như ngữ cảnh, giải pháp và nhu cầu.

Khả năng xây dựng thương hiệu nhân sự (Employer Branding)

Xây dựng thương hiệu nhân sự là một công việc đại diện cho uy tín của thương hiệu. Để xây dựng được thương hiệu nhận sự bạn phải cần nắm vững 4 điều sau:

  • Giá trị hấp dẫn của người lao động
  • Cách xây dựng hình ảnh khi tuyển dụng
  • Định hướng của thương hiệu là gì?
  • Khả năng phân tích số liệu về độ tiếp cận, tỷ lệ nghỉ việc và chất lượng tuyển dụng

Khả năng xây dựng thương hiệu cá nhân (Personal Branding)

Khi xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả sẽ kéo theo thương hiệu doanh nghiệp trở nên vững mạnh. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với người dùng hơn. Để xây dựng tốt thương hiệu cá nhân, bạn cần triển khai đủ 9 bước dưới đây:

  • Định vị bản thân: Bạn là ai?
  • Mọi người nghĩ gì về bạn?
  • Bạn có tầm nhìn, mục tiêu cụ thể ra sao?
  • Hãy kiến tạo thương hiệu cá nhân của bạn bằng cách tạo ra câu chuyện thương hiệu, logo thuộc,…
  • Xây dựng trang blog chia sẻ, trang mạng xã hội để kết nối thông tin và kênh truyền thông chính của bạn.
  • Tạo mối quan hệ với những người có sự ảnh hưởng lớn, xây dựng các group cộng đồng chia sẻ, tổ chức sự kiện,…
  • Xây dựng nội dung chia sẻ thu hút với lĩnh vực bạn kinh doanh.
  • Chia sẻ nội dung và tương tác tốt với người dùng.
  • Theo dõi và lắng nghe phản hồi từ phía người dùng.

Kinh nghiệm nhập môn khi làm Branding

Dưới đây là một vài kinh nghiệm nhập môn Branding giúp các Junior nắm rõ và dễ triển khai hơn:

Tìm hiểu các thuật ngữ thương hiệu

Tìm hiểu các thuật ngữ thương hiệu

Ngoài việc tìm hiểu thuật ngữ Branding là gì, bạn cần tìm hiểu thêm các thuật ngữ khác để không phải gặp khó khó khăn trong quá trình tìm hiểu hay giao tiếp.

  • Thương hiệu
  • Sự khác biệt hóa thương hiệu
  • Nhận biết về thương hiệu
  • Tài sản thương hiệu là gì?
  • Trung thành với thương hiệu

Cởi mở và chia sẻ

Đối với lĩnh vực Marketing nói chung và Branding nói riêng thì sự chia sẻ và cởi mở rất quan trọng. Nếu bạn định hướng phát triển công việc của mình theo Branding thì ngay bây giờ hãy tập thói quen cởi mở và chia sẻ nhiều hơn nhé!

Hạn chế nêu “định nghĩa” khi học hỏi

Trong quá trình tiếp cận và tìm hiểu về Branding, bạn nên thu thập các kiến thức ở nhiều góc nhìn chia sẻ khác nhau. Bạn sẽ nhận được thông tin từ nhiều phía để phân tích và thực thi Branding tốt hơn.

Chú trọng làm Branding trên Website

Website hiện đang là công cụ tìm kiếm ngày càng được người dùng sử dụng phổ biến. Tận dụng nó, thương hiệu của bạn sẽ tiếp cận đối tượng dễ dàng hơn. Việc làm Branding trên Website hiện đang là xu thế dẫn đầu thị trường.

Các bạn vừa tìm hiểu về nội dung Branding là gì? Những điều cần biết về Branding Marketing ở bài viết trên. MonaSEO hy vọng các bạn sẽ hiểu rằng Branding rất rộng lớn và làm Branding không chỉ gói gọn trong những chia sẻ ở trên. Hãy theo dõi những bài viết sau của chúng tôi để tìm hiểu thêm những khái niệm thú vị khác nhé!

Xem thêm:

Please follow and like us:
Pin Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

RSS
Follow by Email