Domain Rating Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tăng Chỉ Số DR Cho Website

Domain Rating Là Gì? Hướng Dẫn Cách Tăng Chỉ Số DR Cho Website

Chỉ số Domain Rating là một trong những yếu tố quan trọng của các website. Thế nhưng, trên thực tế thì rất nhiều người thường xuyên hiểu nhầm rằng đó là thước đo sự uy tín, chất lượng của trang web mà không thực sự hiểu giá trị của nó. Vì thế, MonaSEO sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về cách tăng chỉ số Domain Rating cũng như cách sử dụng, làm việc với chúng.

Domain Rating là gì?

Trên thực tế, chỉ số Domain Rating hay DR là một thuật ngữ hết sức quen thuộc, nhất là đối với những ai làm việc trong lĩnh vực thiết kế, phát triển và quản lý website. Thế nhưng, nếu không chú ý, rất có thể chúng ta đang hiểu sai về chúng.

Domain Rating là gì?

Không ít người thường hiểu rằng Domain Rating là số liệu chứng minh sự uy tín, tin cậy của website. Tuy nhiên, trên thực tế thì chỉ số DR hoàn toàn không phải là thước đo chính xác cho chất lượng của website.

Hiểu chính xác, Domain Rating là một chỉ số nói lên số lượng liên kết phổ biến của website. Nó được tính điểm qua quá trình so sánh với mọi website khác trên hệ thống theo thang điểm tính từ 0 tới 100.

Một số cách thức cơ bản được dùng để tính toán chỉ số DR cho website đó là:

  • Xem xét, tính toán giá trị thực của Domain Rating theo các đường link domain.
  • Sử dụng một số công thức toán học chung.
  • Lựa chọn các domain nhất định với điều kiện cơ bản là chứa ít nhất 1 đường link.

Các yếu tố chính được sử dụng để tính chỉ số Domain Rating

Trên thực tế, mỗi chỉ số DR của một website đều được xây dựng từ nhất nhiều yếu tố, cơ sở khác nhau. Vì thế, nếu muốn thực sự hiểu rõ về cách thức hoạt động, ý nghĩa, công dụng của chỉ số DR thì chúng ta cần biết rõ về những yếu tố này.

Khi sử dụng cách công cụ tìm kiếm của Google, bạn có thể thấy rằng kết quả mà chúng ta nhận được không hề được dùng để tính toán, xác định chỉ số Domain Rating. Tuy nhiên, hai yếu tố này lại có mối tương quan, liên kết chặt chẽ với nhau.

Trong đó, các yếu tố quan trọng nhất được sử dụng nhằm tính toán chỉ số DR cho website chính là:

  • Mức độ, khả năng cạnh tranh của website trong cùng một từ khóa, lĩnh vực nhất định.
  • Chất lượng của nội dung bài viết, khả năng tối ưu SEO.
  • Số lượng kết quả tiềm năng của chủ đề, nội dung mà website đề cập tới.
  • Khả năng hoạt động của website như tốc độ tải trang, chất lượng giao diện, thiết kế…

Ngoài ra, còn có một số yếu tố phụ khác được dùng để xây dựng lên hệ thống tính điểm Domain Rating cho website.

Sử dụng Domain rating để làm gì?

Sử dụng Domain rating để làm gì?

Tất nhiên, việc sử dụng Domain Rating với mục đích gì được thể hiện qua ý nghĩa, công dụng của chỉ số này. Như đã nói, DR không phải là yếu tố tiên quyết để đánh giá đúng chất lượng toàn diện của website. Tuy nhiên, nó có khả năng thể hiện khả năng cạnh tranh của các đối thủ khác đang hoạt động trong cùng một lĩnh vực với chúng ta.

Không những vậy, DR còn là số liệu phổ biến nhất để so sánh các website trên khắp thế giới. Với chỉ số này, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được các liên kết phổ biến đang xuất hiện trong website của mình.

Đặc biệt, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về đối thủ của mình để biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của họ và bản thân thì Domain Rating chính là công cụ giúp chúng ta thực hiện điều này cực kỳ hiệu quả. Khi so sánh các chỉ số DR, các bạn có thể thấy được rất nhiều liên kết phổ biến tiềm năng mà website của chúng ta chưa khai thác tốt.

Cách sử dụng Domain Rating trong SEO web

Domain Rating là một yếu tố không thể thiếu trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng và phát triển website, đặc biệt là quá trình tối ưu hóa, SEO website. Chính vì thế, các SEOer chuyên nghiệp luôn cố gắng hết sức để có thể nâng cao chỉ số DR của website, từ đó mang lại thuận lợi, hiệu suất công việc cao hơn.

Nhìn chung, trong SEO web, Domain Rating thường được sử dụng thông qua các hình thức như sau:

  • Dựa vào DR để đánh giá hiệu quả của các backlink. Website có nhiều backlink chưa chắc để đạt được số điểm DR cao. Thay vào đó, điều quyết định giá trị này chính là chất lượng của các đường backlink.
  • Domain Rating là chỉ số được sử dụng nhằm đánh giá mức độ uy tín và chất lượng của website, mặc dù kết quả này chỉ mang tính tương đối. Thế nhưng, đây vẫn là yếu tố không thể bỏ qua trên hệ thống chung của Google khi nhận định chất lượng của trang web.
  • Nếu biết cách sử dụng chỉ số DR, chúng ta có thể nhận ra được các đối thủ trong cùng lĩnh vực đang làm việc tốt hơn mình ở những điểm nào. Từ đó, bạn có thể đưa ra các chiến lược khắc phục phù hợp.

Cách giúp tăng chỉ số DR cho website

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Domain Rating thực sự là yếu tố quan trọng, không thể bỏ qua đối với một website. Việc một website đạt được giá trị Domain Rating tốt sẽ mang lại rất nhiều thuận lợi. Vậy làm sao để chúng ta cải thiện, gia tăng giá trị của chỉ số này một cách hiệu quả, bền vững nhất..

Tất nhiên, để làm được điều đó thì trước hết bạn cần quan tâm tới các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chấm điểm Domain rating như:

  • Mức độ uy tín của các tên miền trỏ về.
  • Số lượng và chất lượng của các đường backlink trên website.
  • Tỷ lệ thực giữa link dofollow và nofollow.

Cách giúp tăng chỉ số DR cho website

Vậy làm cách nào để có thể tăng chỉ số DR website nhanh nhất mà vẫn đạt được sự ổn định, bền vững?

Cách cơ bản nhất mà chúng ta nên thực hiện đó là cải thiện chất lượng của backlink. Trên thực tế, rất nhiều người thường lầm tưởng rằng có nhiều đường backlink đồng nghĩa với việc có được DR cao. Tuy nhiên, sự thật thì chất lượng mới là yếu tố có vai trò quan trọng hơn. Vì vậy, việc của bạn đó là tìm kiếm những đường link tốt, trỏ về từ những website, bài viết chất lượng.

Lựa chọn các địa chỉ đặt backlink chất lượng. Bạn cần cố gắng đưa các backlink quan trọng của mình đến với nhiều website có độ uy tín, tin cậy và được Google đánh giá cao. Điều này sẽ thể hiện qua các chỉ số như DR hoặc Ahrefs Rank. Nếu làm được điều này, tự động chỉ số DR của chúng ta sẽ được gia tăng.

Đặc biệt, bạn nên chú ý rằng chúng ta tuyệt đối không nên sử dụng các backlink có số điểm dưới 10. Lý do là bởi các đường dẫn này thực sự không mang lại hiệu quả nào cả mà đôi khi nó còn chính là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng xấu cho website của chúng ta. Nếu trang web hay bài viết tồn tại nhiều backlink dạng này, nó sẽ bị Google đánh giá thấp.

Trên đây chính là những thông tin cơ bản, chi tiết về Domain Rating – một chỉ số cực kỳ quan trọng dành cho các nhà thiết kế, xây dựng, quản lý website hay các SEOer chuyên nghiệp. Vì thế, mong rằng bạn hãy tìm hiểu về DR thật kỹ càng để có thể áp dụng tốt vào công việc của mình hơn nữa.

Please follow and like us:
Pin Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

RSS
Follow by Email