GDN Là Gì? Kiến Thức Cần Biết Về Google Display Network

Song hành cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp, công ty lớn mạnh trên tất cả các lĩnh vực phải kể đến Quảng cáo GDN (viết tắt Google Display Network). Bởi nhờ sự hỗ trợ của GDN từ Google Adwords hay còn gọi là Google Ads thì các chiến dịch tiếp thị trực tuyến trở nên cực kỳ nhàn và dễ dàng hơn. Vậy quảng cáo GDN là gì? Các kiến thức liên quan đến công cụ này như thế nào? Hãy cùng MonaSEO tìm hiểu qua chia sẻ dưới đây.

GDN là gì?

GDN là hệ thống các quảng cáo hiển thị banner trên website thuộc chương trình đối tác của Google Adsense. Hình thức này cho phép nhà quảng cáo đặt các nội dung tĩnh/động lên trên các trang mạng liên kết với Google. Hệ thống này bao gồm rất nhiều chủ đề như: tin tức, dịch vụ, giải trí, kinh thế, thể thao, chia sẻ video, ô tô… Qua các văn bản, hình ảnh, flash,… mà quảng cáo của bạn có thể sẽ được xuất hiện đồng thời trên hệ thống những trang web này.

Là một hệ thống quảng cáo lớn nhất thế giới, Google Display Network có những ưu điểm vượt trội sau:

  • Có thị trường rộng lớn cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm của mình trên hệ thống các website phân loại theo quốc gia, lĩnh vực, ngôn ngữ,…
  • Đánh trúng đối tượng căn cứ vào độ tuổi, sở thích; tiếp cận được rất nhiều khách hàng tiềm năng với quy mô lớn.
  • Quảng cáo được định dạng rất đa dạng.
  • Dễ dàng điều chỉnh và theo dõi quảng cáo, chi phí dựa theo CPM (Cost per mile) hoặc CPC (cost per click).
  • Tăng uy tín của thương hiệu

Vị trí của quảng cáo GDN

Sau khi đọc những thông tin trên, chắc rằng bạn đã phần nào hiểu được GDN là gì rồi. Việc thực hiện quảng cáo GDN cùng nghĩa với việc bạn sẽ được hiển thị trên 2 triệu website, điều này sẽ giúp bạn tiếp cận được với 90% lượng người dùng mạng internet. Quảng cáo của bạn sẽ được hiển thị trên các app di động, video và các website.

Đối với việc quảng cáo hiển thị như thế nào còn phụ thuộc vào mục tiêu của các chiến dịch này ra sao. Ví dụ như việc chọn trang hay website cụ thể, tìm kiếm chủ đề liên quan, target khách hàng…

GDN hoạt động như thế nào?

Quảng cáo GDN theo ngữ cảnh

Đây là thủ thuật được dựa trên chủ đề hoặc từ khóa mà bạn chọn để làm tăng khả năng hiển thị Ads trên app, website có nội dung liên quan. Các chủ thể chính của website đăng quảng cóa luôn được Google phân tích triệt để.

Căn cứ vào nội dung, ngôn ngữ và cấu trúc liên kết, cấu trúc trang, nếu như chủ đề hay từ khóa của bạn trùng với chủ đề của website thì Google ads sẽ chọn website đó đăng quảng cáo của bạn.

Chọn website chính xác

Bạn có thể chọn video, website và app từ hệ thống website của Google Display Network để hiển thị quảng cáo qua Placement Targeting. Google không tự động chọn website cho bạn như chủ đề hay từ khóa.

Remarketing là gì?

Remarketing được hiểu là tiếp thị lại, quảng cáo hiển thị đến những người truy cập vào trang web và lưu dấu vết, gợi ý đến khách hàng và nhắc nhở họ về sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Thủ thuật này nhắm vào người dùng đã từng tương tác với Ads, app hoặc website của bạn để hiển thị thường xuyên Ads của bạn đến đối tượng này.

Doanh nghiệp luôn chọn GDN tại sao?

GDN mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:

Tiếp cận nhanh đến người dùng

Một lợi thế không thể phủ nhận của GDN là độ bao phủ rộng. Với trên 2 triệu website đăng ký GDN, Ads của bạn có thêm nhiều cơ hội hiển thị và click vào nhiều hơn. GDN trong Google Ads giúp cho quảng cáo của các doanh nghiệp được tiếp cận đến khách hàng một cách tốt nhất.

Nếu việc dùng Google Ads thông thường, Ads sẽ chỉ hiển thị nếu người dùng truy cập vào Google và tìm từ khóa nào đó. Tuy nhiên, nếu bạn dùng GDN thì người dùng sẽ thấy Ads của bạn bất cứ lúc nào, ngay cả khi họ không tìm kiếm bằng Google. Đây là một lợi thế rất tốt giúp cho nhiều người nhìn thấy Ads của bạn.

Chi phí CPC được giảm bớt

CPC trên GDN thường sẽ rẻ hơn so với Google Search. Nghĩa là bạn vẫn nhắm đến khách hàng tiềm năng mà không mất một số tiền lớn. GDN sẽ là một lựa chọn thay thế tuyệt vời cho bạn để tiết kiệm được nguồn ngân sách.

PPC (Pay-per-click) là hình thức trả phí quen thuộc khi Advertiser phải trả phí cho mỗi lượt click. Nhưng nếu dùng GDN thì bạn có thể đổi qua CPM (cost per mile). CPM mang lại lợi ích hơn cho nhà quảng cáo.

Ads hình ảnh

Nếu như Ads Search thường thì toàn là chữ viết, nhưng nếu sử dụng GDN bạn có thể dùng hình ảnh với khả năng tương tác cao. Hơn nữa, bạn có thể chọn được hình ảnh động để Ads hiệu quả hơn. Đặc biệt nếu đặt ở đúng website, Ads hình ảnh sẽ giúp tăng đáng kể Conversion và CTR cao hơn so với dạng chữ thông thường.

Remarketing Ads

Như đã giới thiệu ở phần trên, nếu như bạn chưa dùng thủ thuật này lần nào thì đừng bỏ lỡ cơ hội này, bởi lượng chuyển đổi rất tốt và tiết kiệm được chi phí.

Ưu điểm và nhược điểm của GDN

Ưu điểm

  • Định dạng quảng cáo đa dạng: ảnh động, ảnh tĩnh, text, video…
  • Có khả năng tiếp cận lớn và độ phủ của thương hiệu cao.
  • Tăng mức độ uy tín cũng như tầm ảnh hưởng của thương hiệu.
  • Tùy biến được theo các chiến lược kinh doanh.
  • Thay đổi mẫu quảng cáo một cách dễ dàng cũng như thông điệp qua từng chiến dịch.
  • Hỗ trợ cho công cụ tìm kiếm (SEO).

Nhược điểm

Vấn đề kiểm soát hiển thị Ads

Một bất lợi đầu tiên khi dùng GDN đó là bạn chưa thể kiểm soát website nào sẽ hiển thị Ads của bạn.

Google sẽ luôn đặt Ads tại những website có liên quan nhưng không phải bất cứ lúc nào nó cũng chính xác. Cũng có lúc Ads của bạn sẽ hiển thị trên website xấu. Bạn có thể ngăn chặn website nào sẽ đăng quảng cáo nhưng phải add thủ công ở phần cài đặt chiến dịch. Cùng với nghĩa là bạn phải tự kiểm tra hơn 2 triệu website để Ads không xuất hiện tại những website độc hại.

Ads không liên quan đến website

Do không thể kiểm soát được website đăng nên vấn đề gặp phải ở đây là sự liên quan. Google luôn đánh giá nội dung của website để hiển thị Ads phù hợp. Tuy nhiên, không phải lúc nào thực tế cũng vậy.

Cách duy nhất mà bạn có thể xử lý tình trạng này đó là tự ngồi lọc và loại bỏ các trang web không liên quan trong cài đặt. Hoặc cách tốt nhất là mua banner từ chính website mà bạn muốn.

Không điều chỉnh được hành vi của khách hàng

Một vấn đề khác nữa của GDN đó là bạn rất khó để nhắm đến đối tượng khách hàng cụ thể.

Các định dạng hiển thị quảng cáo GDN

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng GDN chỉ cung cấp các định dạng quảng cáo bằng hình ảnh. Tuy nhiên, GDN lại cho phép người dùng nhiều tùy chọn hiển thị và các kích thước khác nhau bao gồm: quảng cáo bằng văn bản, hình ảnh tĩnh/động, video và đa phương tiện.

Quảng cáo hình ảnh – Image Ads

Trên 1 trang web, hình ảnh tĩnh sẽ chiếm tổng vị trí trong khu vực quảng cáo. Bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh được màu nền, hình ảnh, bố cục sao cho hài hòa.

Quảng cáo bằng văn bản – Text Ads

Dùng văn bản cũng tương tự như quảng cáo Search Network, sẽ bao gồm 1 tiêu đề và 2 dòng nội dung.

Quảng cáo Video – Video Ads

Video Ads ngày càng phát triển và bùng nổ mạnh mẽ kể từ khi Youtube gia nhập hệ thống GDN.

Bạn có thể sử dụng Google Ads để tối ưu mức độ hiển thị của quảng cáo bên cạnh video YouTube.

Quảng cáo đa phương tiện

Quảng cáo này sẽ gồm các yếu tố như: tương tác từ phía người dùng, ảnh động, hành vi thay đổi của người xem…

Tối ưu chiến dịch quảng cáo GDN như thế nào?

Để tối ưu chiến dịch quảng cáo GDN bạn cần phải xác định mục tiêu của chiến dịch: địa điểm nào quảng cáo bạn hiển thị, thời gian hiển thị, thời lượng, ngân sách chi tiêu…

Một chiến dịch quảng cáo GDN thường được chia theo 2 loại: hiển thị hình ảnh động/video và hiển thị hình ảnh cơ bản.

Hiển thị hình ảnh cơ bản thì bạn cần phải lưu ý các vấn đề sau:

  • Cài đặt giá thầu thông minh.
  • Không nên gom tất cả các hình thức trong một nhóm quảng cáo, nên chia thành nhiều nhóm quảng cáo để tương thích với mục tiêu giá thầu.
  • Banner cần được thiết kế với kích thước tối ưu: 300 x 250, 728 x 90, 160 x 600. Những hình thức này có thể bao phủ tới 95% mạng hiển thị.
  • Hình ảnh phải phù hợp với văn bản và thông điệp căn cứ vào nghiên cứu của khách hàng.
  • Trang đích chứa nội dung cụ thể, không nên đưa về trang chủ hoặc trang danh mục dễ làm người dùng từ chối đi tiếp.
  • Banner không chứa nhiều nội dung văn bản.
  • Cần hiển thị nổi bật, rõ ràng nút kêu gọi hành động (CTA).

Với hiển thị hình ảnh động/video cần lưu ý: Nên sử dụng 1 hình ảnh cho video ở tỉ lệ 16:9 để giúp cho quảng cáo hiển thị tốt trên mọi giao diện. Việc sử dụng quảng cáo video thường sẽ mang lại kết quả tương tác cao hơn.

Như vậy, qua những thông tin chia sẻ trên, chắc rằng bạn đã hiểu cơ bản về GDN là gì và các vấn đề xoay quanh nó. Hiện nay, hình thức quảng cáo GDN đã không còn quá xa lạ, tuy nhiên để tối ưu hóa quảng cáo thì cần phải có sự am hiểu lẫn kinh nghiệm trong kinh doanh. Do đó, bạn cần liên tục cập nhật các thay đổi từ Google và từ chính khách hàng của mình để chiến dịch quảng cáo của mình mang lại hiệu quả tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Please follow and like us:
Pin Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

RSS
Follow by Email