Google Sandbox Là Gì? Cách Tránh Thuật Toán Google Sandbox

Có rất nhiều thuật toán Google ra đời để đảm bảo website khi đi vào hoạt động luôn duy trì chất lượng tốt, mang tới giá trị thực sự cho người dùng. Trong đó thuật toán Google Sandbox dần trở nên quen thuộc, được Google áp dụng mang tới những lợi ích nhất định. Hiểu được thuật toán Google Sandbox là gì, cũng như các thông tin cơ bản giúp việc làm SEO tổng thể website, có được vị trí cao, bền vững trên công cụ tìm kiếm được đảm bảo tốt.

Thuật toán Google Sandbox là gì?

Google Sandbox được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là hộp cát. Thuật toán Google Sandbox có nghĩa là hành động được thực hiện giúp kiểm soát và ngăn chặn những website mới, những từ khóa mới đạt được sự tìm kiếm cao hơn từ chính Google.

Thông thường, thời gian Google Sandbox sẽ kéo dài khoảng 4 tuần. Đối với các SEOer thì đây là khoảng thời gian thử việc mà Google dành cho họ. Thậm chí thời gian này còn có thể kéo dài lâu hơn nữa trong trừng hợp SEO từ khóa quá lộ liễu, hay việc SEO web được đẩy quá nhanh.

Đối với việc SEO từ khóa, hay SEO web ở Yahoo hay Bing là khá cao, tuy nhiên tại Google thì việc duy trì ở Top 100 chính là dấu hiệu giúp nhận biết được Google Sandbox một cách rõ ràng, cụ thể và chuẩn xác nhất. Thậm chí, tới năm 2020 thì thuật toán Google Sandbox diễn ra nhiều hơn khi các web dần đẩy nhanh, đẩy mạnh việc SEO web để cạnh tranh mạnh mẽ trong thời điểm dịch bệnh. Nó khiến những trở ngại xuất hiện trong chiến lược SEO, bởi thế mà hiệu quả không thực sự cao sau 4 tuần chờ đợi như bình thường.

Al Rank Brain của công cụ tìm kiếm Google lúc này sẽ hoạt động một cách mạnh mẽ hơn trong việc xem xét hành vi SEO mà các SEOer thực hiện. Đó chính là một cánh tay đắc lực, hữu ích để thuật toán Google Sandbox đưa ra đánh giá về website, cũng như từ khóa. Đối với những web sở hữu lượng traffic tăng vọt trong thời gian ngắn, một cách đột biến thì Google Sandbox cũng sẽ xuất hiện.

Mục đích ra đời của thuật toán Google Sandbox

Mang tới kết quả tốt nhất tới người dùng

Mục tiêu đầu tiên mà Google hướng tới khi cho ra đời thuật toán Google Sandbox chính là việc tăng trải nghiệm người dùng, đem tới những kết quả tìm kiếm tốt nhất. Những website kém chất lượng song đạt được thứ hạng cao lúc này sẽ được hạn chế ở mức tối đa khi việc SEO tập trung vào việc spam hay tối ưu hóa công cụ tìm kiếm một cách quá đà.

Hiện nay, những thủ thuật chính được sử dụng phải kể tới như backlink không whitehat, hay spam keyword trên trang,… Những web kém chất lượng sẽ được kiểm soát, không có được thứ hạng cao để người dùng dễ dàng tiếp cận. Nhờ đó việc bảo vệ cho trải nghiệm người dùng lúc này sẽ đạt được kết quả tích cực.

Đưa ra án phạt hoặc loại bỏ web kém chất lượng

Google sở hữu tốc độ index vượt trội nếu so sánh với những công cụ tìm kiếm như Yahoo hay Bing. Nó là ưu điểm, tuy nhiên trong một vài trường hợp cũng là những hạn chế. Bởi:

  • Index khi tiến hành nhanh chóng sẽ đưa những web có nội dung tốt, chất lượng cao lên vị trí tốt ở kết quả trả về. Lúc này, người dùng thuận lợi trong việc tiếp cận được thông tin thực sự hữu ích, có giá trị với họ. Đó là ưu điểm nổi bật mà công cụ tìm kiếm Google mang tới nhờ vào việc index sớm.
  • Một số những SEOer mũ đen lợi dụng khe hở này để thực hiện quá trình tạo ra những liên kết spam, từ đó giúp web nhanh chóng có được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiềm.

Nhờ vào việc tạo ra những hiệu ứng Sandbox với những web hướng tới việc dùng cách thức SEO mũ đen hoàn toàn không phải là chuyện không đúng. Tuy nhiên, xét một cách công bằng thì những web này bị đối thủ chơi xấu,dùng hình thức spam link kém chất lượng gây ra. Bởi thế, hình phạt mà thuật toán Google Sandbox áp dụng sẽ không phải là vĩnh viễn.

Thông thường, án phạt của thuật toán Google Sandbox sẽ áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó Google sẽ có những đánh giá, có thời gian xem xét chất lượng của website để đưa ra quyết định điều chỉnh sao cho hợp lý nhất. Bên cạnh đó, đây cũng là thời gian để người làm SEO nhìn nhận lại tiêu chí thích hợp, chưa thích hợp với công cụ tìm kiếm, từ đó có những phương án điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng web.

Với những web bị spam sau một khoảng thời gian nhất định tình trạng sẽ được giải quyết, án phạt Google Sandbox sẽ đi qua. Tuy nhiên, việc website spam và tình trạng tiếp tục tái diễn thì trang web của bạn sẽ bị Google áp dụng án phạt vĩnh viễn.

Khi nào thuật toán Google Sandbox được phát hiện?

Trong thực tế thì Google Sandbox chưa bao giờ nhận được sự công nhận chính thức của Google. Tuy nhiên, các SEOer thì luôn cho rằng thuật toán Google Sandbox tồn tại. Tu ừ năm 2004 xảy ra tình trạng các web mới dù đã được Google lập chỉ mục hợp lệ song không được xếp hạng, ngay cả trong trường hợp từ khóa, hay các cụm từ cạnh tranh là khá thấp. Thế nhưng, tại những công cụ tìm kiếm khác như Bing, hoặc Yahoo thì những từ khóa đó vẫn có được xếp hạng cao.

Thời điểm năm 2014 thì Google Sandbox của Google nhận được một làn sóng quan tâm khá lớn khi mà chủ sở hữu của các website, cũng như các SEOer phát hiện ra tình trạng trang web của họ không được xếp hạng nhanh chóng như trước, xảy ra trên quy mô lớn. Đây hoàn toàn có khả năng là kết quả của bộ lọc chống spam khác mà Google áp dụng nhằm cải thiện chất lượng của kết quả trả về, dựa trên yêu cầu của người dùng khi tìm kiếm.

Cách nhận biết web bị Google Sandbox

Có kiến thức, kinh nghiệm để nhận diện Google Sandbox là vô cùng cần thiết. Trường hợp website được SEO tốt song gặp một vài tình trạng cơ bản dưới đây chúng ta có thể nghĩ tới khả năng chúng bị Google Sandbox:

  • Từ khóa nằm ngoài Top 100 dù nội dung bài viết tốt, tuân thủ tiêu chuẩn SEO minh bạch, an toàn.
  • Website có tình trạng trượt dốc, giảm lượng tương tác đáng kể dù đã áp dụng nhiều phương pháp SEO khác nhau.
  • Dấu hiệu nặng hơn phát hiện web bị Google Sandbox chính là khi chúng ta không tìm thấy bất kì kết quả tìm kiếm nào có giá trị.
  • Thực hiện kiểm tra bằng các công cụ tìm kiếm khác như Bing, Yahoo thấy từ khóa xếp hạng cao, tuy nhiên tại Google lại hoàn toàn trái ngược.

Đối với những dấu hiệu kể trên chứng tỏ website của bạn đang bị Google Sandbox. Lúc này việc kiểm tra, xác định nguyên nhân cần được hoàn thành sớm. Từ đó việc tìm cách khắc phục kịp thời giúp rút ngắn đáng kể thời gian của án phạt Google Sandbox.

Cách khắc phục khi website bị dính phạt Google Sandbox

Để khắc phục tình trạng website bị Google Sandbox đòi hỏi chúng ta cần tìm ra nguyên nhân, từ đó mới có được phương án giải quyết hợp lý nhất:

Xác định nguyên nhân khiến web bị đánh giá spam

Tìm hiểu nguyên nhân là việc đầu tiên cần làm. Nhờ vậy chúng ta có được nhìn nhận chính xác, xây dựng được kế hoạch kịp thời phù hợp khi cần, Thực tế thì tình trạng website bị spam xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có 2 vấn đề chính thường gặp đòi hỏi SEOer cần hết sức chú ý là:

  • Xuất hiện sự thay đổi bất thường về số lượng backlink và outbound link.
  • Nguyên nhân do tiến hành SEO quá đà ở những website mới được đưa vào phát triển.

Khắc phục vấn đề hướng tới mục tiêu SEO Whitehat

Khắc phục tình trạng án phạt Google Sandbox được áp dụng cần hướng tới mục tiêu SEO Whitehat. Để đạt được điều đó một vài vấn đề cần chú ý chính là:

Có sự bền bỉ và kiên định

Muốn thoát khỏi án phạt Google Sandbox sẽ là một hành trình dài, mất khá nhiều thời gian. Bởi thế, nó đòi hỏi chúng ta phải kiên định, bền bỉ trong quá trình khắc phục. Thông thường, thời gian dính án phạt sẽ từ 2 – 6 tháng, tuy nhiên thời gian thực tế cũng có thể lâu hơn, nặng nhất là vĩnh viễn.

Nhìn nhận thiếu sót của website

Trong thời gian dính án phạt Google Sandbox sẽ là lúc chúng ta đánh giá, nhìn nhận lại website của mình tổng thể. Đánh giá, xác định được điểm tốt để phát huy, cũng phát hiện sai sót để sớm khắc phục, sửa đổi nhằm cải thiện chất lượng cho website hiệu quả.

Một số caia hỏi cần đặt ra để có được câu trả lời, từ đó giúp việc cải thiện chất lượng web được thực hiện tốt hơn. Cụ thể là:

  • Nội dung của website có có thực sự hướng tới người dùng, phục vụ tốt cho mục đích tìm kiếm của người dùng hay không?
  • Website hiện tại có quá nhiều nội dung trùng lặp, không mới mẻ hay không?
  • Chúng ta có đang tập trung quá nhiều vào những kỹ thuật SEO hơn là content marketing hay không?
  • Thực hiện đặt Anchor Text hiện tại có đúng ở những vị trí cần thiết, có thực sự hợp lý và thúc đẩy được người dùng click vào hay không?

Từ việc trả lời những câu hỏi chính kể trên giúp chúng ta có được phương pháp phù hợp để cải thiện website nhanh chóng. Thay đổi giúp website trở nên thân thiện hơn với người dùng, với công cụ tìm kiếm, được đánh giá cao hơn ở chất lượng. Thoát khỏi Google Sandbox, thậm chí có thứ hạng cao hơn trên Google là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Duy trì và tiếp tục áp dụng SEO Whitehat

Kiên trì với SEO Whitehat chắc chắn sẽ giúp chúng ta sớm gặt hái được thành quả xứng đáng. Google chắc chắn sẽ không bỏ mặc, hay không quan tâm tới những website bị án phạt Google Sandbox. Thậm chí, khoảng thời gian web dính án phạt còn là thời điểm mà Google theo dõi sát sao, thường xuyên để nhìn nhận những biến chuyển được đưa ra. Bởi thế, việc nên làm lúc này cần thực hiện là:

  • Cập nhật nội dung mới, cải thiện tỉ lệ unique cho website.
  • Xóa, cải thiện những nội dung mỏng trên trang web.
  • Loại bỏ đi những nội dung trùng lặp, hoặc bị tối ưu quá mức.
  • Từ chối hoàn toàn những liên kết ngược có hại cho web.
  • Bù đắp lại lương organic traffic bị giảm trong SERP bằng cách tăng traffic từ các nguồn khác như Direct Traffic, Social traffic và Referral traffic.

Google Sandbox là gì, dấu hiệu nhận biết, hay cách khắc phục như thế nào khi tìm hiểu kỹ lưỡng giúp ích rất nhiều cho các SEOer. Có được những kiến thức cần thiết để quá trình SEO website, nâng cao thứ hạng trên công cụ tìm kiếm được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả như mong muốn. Hy vọng thông tin mà MonaSEO mang lại là thông tin hữu ích cho bạn.

Please follow and like us:
Pin Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

RSS
Follow by Email