Schema là một trong những yếu tố quan trọng đối với SEO, nó giúp làm nổi bật các thông tin trên web và thu hút lượng người dùng truy cập nhiều hơn. Không chỉ vậy, nó còn hỗ trợ công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn các nội dung trên website. Vậy Schema là gì? Làm thế nào để tạo Schema cho website hiệu quả? Cùng MonaSEO tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
Schema là gì?
Khi mới bắt đầu tìm hiểu hoặc làm việc trong lĩnh vực SEO thì khái niệm Schema luôn được rất nhiều người quan tâm. Và lý do tại sao cần sử dụng công cụ này cho website. Cùng MonaSEO tìm hiểu lần lượt các vấn đề dưới đây để hiểu rõ về nó.
Schema markup là gì?
Schema markup (đánh dấu lược đồ) hay chính là Schema là một đoạn code dạng html hoặc code JavaScript được quy định sẵn, chuẩn theo cấu trúc của Schema.org. Nó được sử dụng để đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc (structured data). Đồng thời cho phép các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing… hiểu các nội dung trên website tốt hơn và giúp tăng khả năng xếp hạng website trên các kết quả tìm kiếm.
Vì sao nên sử dụng Schema cho website?
Không phải ngẫu nhiên người ta tạo Schema cho website. Bởi khi sử dụng nó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả người dùng và bộ máy tìm kiếm, cụ thể:
- Đối với người dùng: Nếu áp dụng Schema cho website sẽ giúp người dùng nhận được những kết quả tìm kiếm nhanh hơn. Đồng thời, nó cũng cho phép người dùng xem nhanh các thông tin chi tiết của trang một cách tiện lợi, dễ dàng. Không chỉ vậy, nó còn giúp các thông tin của website nổi bật hơn và có thể thu hút, tăng tỷ lệ người truy cập website lên rất nhiều.
- Đối với bộ máy tìm kiếm: Schema markup được đánh giá cao và hỗ trợ quản trị viên của website cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, nội dung để các công cụ tìm kiếm có thể phân tích nội dung web hiệu quả và trả về kết quả chính xác nhất. Hiện nay, Schema đang dần trở thành tín hiệu xếp hạng của Google, đồng thời Google cũng yêu cầu mọi quảng cáo đều phải có nó.
- Đối với website: Giúp làm nổi bật các thông tin quan trọng trong website của bạn, từ đó giúp thu hút nhiều lượng truy cập trang hơn.
Một số loại Schema thông dụng hiện nay
Hiện nay có khá nhiều loại và nó cũng có những tính năng, đặc điểm nổi bật riêng. Dưới đây là một số loại Schema markup đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, các bạn có thể tham khảo thêm để áp dụng cho website của mình.
Schema Article (bài viết)
Được sử dụng phổ biến cho các bài đăng blog, tin tức hay bài viết học thuật… Nó hỗ trợ các công cụ tìm kiếm hiểu được các nội dung chứa trong các tiêu đề, thời gian xuất bản hay ảnh/ video đại diện một cách dễ dàng.
Schema Breadcrumb
Đóng vai trò là thanh điều hướng thứ cấp và có thể thể hiện cấu trúc của website. Nó cho phép liệt kê, làm nổi bật các đường link tới trang hiện tại bạn đang tìm kiếm. Đồng thời giúp người dùng hình dung được vị trí của mình trên trang web và hạn chế tỷ lệ thoát trang.
Schema hỏi đáp (FAQ)
Theo định dạng thả xuống công cụ tìm kiếm, Schema FAQ có khả năng liệt kê và làm nổi lên những câu trả lời có liên quan tới câu hỏi được đặt ra. Từ đó giúp tăng tỷ lệ người dùng nhấn chọn vào và tăng lượng truy cập cho website.
Schema Local Business
Loại này chuyên được sử dụng cho các doanh nghiệp/ tổ chức địa phương. Nó cho phép người dùng có thể tìm kiếm được vị trí cũng như một số thông tin cơ bản như: thông tin liên lạc, giờ mở cửa…của doanh nghiệp/ tổ chức.
Schema Product (Sản phẩm)
Như tên gọi của nó thì loại này được dùng vào mục đích buôn bán, đánh giá sản phẩm. Schema Product cho phép bạn cập nhật đầy đủ các thông tin về tên, giá cả, diễn giải chi tiết, ưu đãi mua sắm… lên website của bạn.
Schema Markup Person
Loại này cho phép web hiển thị các thông tin cá nhân cơ bản của một người như họ tên, bí danh, ngày sinh, trình độ học vấn, chức tước, thông tin thành viên trong gia đình… Loại Schema này giúp hiển thị những nội dung người dùng tìm kiếm một cách nhanh, gọn nhất mà không cần truy cập vào website.
Nguyên tắc chung của Schema
Để triển khai Schema đem lại hiệu quả cao cho website, giúp tăng tỷ lệ lên top kết quả tìm kiếm thì bạn cần tuân thủ các nguyên tắc chung sau:
Nguyên tắc kỹ thuật
Nguyên tắc đầu tiên bạn cần lưu ý đó là chỉ nên sử dụng công cụ kiểm tra do chính Google cung cấp bao gồm:
- https://search.google.com/structured-data/testing-tool
- Công cụ kiểm tra URL trong Search Console
Bên cạnh đó, bạn cũng chỉ nên sử dụng 3 định dạng phổ biến nhất đó là JSON-LD, Microdata và RDFa khi triển khai Schema. Đồng thời, bạn không được sử dụng robots.txt, noindex hay bất kỳ cách nào khác để ngăn chặn Googlebot truy cập đến trang có dữ liệu. Khi bạn tuân thủ những nguyên tắc trên giúp Schema hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Nguyên tắc hình ảnh
Khi bạn tiến hành đánh dấu một hình ảnh nào đó trong cấu trúc trang thì buộc hình ảnh đó phải hiển thị trên giao diện của người dùng. Hay nói cách khác, khi bạn thực hiện gán hình ảnh làm thuộc tính của dữ liệu có cấu trúc thì cần phải đảm bảo rằng hình ảnh đó nằm trong dữ liệu.
Nguyên tắc về nội dung
- Nội dung chính: Khi thiết lập Schema, bạn cần cập nhật đầy đủ, chính xác và chi tiết các nội dung và đảm bảo chất lượng theo nguyên tắc chung của Google. Đồng thời, các nội dung cần đảm bảo vẫn đang trong hiệu lực, còn sử dụng được; tránh hiển thị các thông tin lệch lạc, giả mạo.
- Mức độ liên quan: Các nội dung trang được mô tả chính xác thông qua các dữ liệu có cấu trúc, tránh những nội dung không liên quan.
- Tính chi tiết, cụ thể: Bạn nên sử dụng các loại thuộc tính cũng như tên thuộc tính cụ thể do schema.org xác định. Đồng thời cũng cần đảm bảo nguyên tắc do Google quy định trong thư viện tìm kiếm.
- Mức độ hoàn chỉnh: Tất cả những trường hợp thông tin bắt buộc thì bạn cần cập nhật đầy đủ và chính xác. Khi bạn cung cấp được càng nhiều thuộc tính được yêu cầu sẽ giúp website của bạn hiển thị tốt hơn trong các kết quả tìm kiếm của người dùng.
- Vị trí đặt: Bạn cần đặt dữ liệu có cấu trúc trên trang mà nó mô tả. Bên cạnh đó, bạn cần thiết lập Schema trên tất cả các trang trùng lặp, có chứa cùng 1 nội dung.
- …
Hướng dẫn cách tạo Schema cho người mới bắt đầu
Như vậy, các nội dung trên đã giải đáp được các thắc mắc về “Schema là gì?” cũng như các nguyên tắc và một số Schema phổ biến hiện nay. Để giúp bạn tạo được Schema hiệu quả cho website của mình, mời các bạn cùng theo dõi nội dung hướng dẫn sau đây của chúng tôi:
Để tiến hành tạo Schema pro cho WordPress, bạn thực hiện theo 3 bước cơ bản sau:
- Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản WordPress và “Plugin”, sau đó chọn “Cài mới”
- Bước 2: Nhấn chọn “Tải plugin lên”
- Bước 3: Chọn đến file cài đặt của Schema Pro để cài đặt.
Trong quá trình tạo Schema, nếu không xuất hiện các xung đột plugin hay lỗi bất thường gì thì chúng ta sẽ thấy mục Schema Pro trong phần cài đặt.
Thiết lập các dữ liệu Schema tại các trang
Khi đã cài đặt xong, bạn tiếp tục tiến hành thiết lập các dữ liệu cho Schema tại mục Configuration theo yêu cầu của hệ thống để khởi tạo và hoạt động hiệu quả:
- General: Cài đặt các thiết lập chung cho toàn website như logo, đại diện web là cá nhân hay tổ chức…
- Social Profile: Điền các dữ liệu về các kênh mạng xã hội của cá nhân hoặc tổ chức.
- Corporate Contact: Cài đặt các thông tin liên lạc
- Other Schema: Gồm các thông tin khác về website của bạn
- Advanced Settings: Phần cài đặt nâng cao…
Nội dung bài viết trên là những thông tin giải đáp của Mona SEO về “Schema là gì?” cũng như cách để tạo Schema cho web. Hy vọng với các thông tin trên đã giúp bạn hiểu sâu hơn và có thể áp dụng nó vào website của mình một cách tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhé!