Search Intent là gì? Ứng dụng Search Intent trong SEO hiệu quả

Search Intent là gì? Ứng dụng Search Intent trong SEO hiệu quả

Vào những năm gần đây, Search Intent dần trở thành một phần không thể thiếu trong cách tiếp cận khách hàng. Vậy khái niệm Search Intent thực sự là gì? Vì sao Search Internet lại đóng một vai trò quan trọng giúp SEO và Content Marketing đến gần hơn với thành công? Cùng Mona SEO tìm ra câu trả lời trong bài viết này nhé!

Search Intent là gì?

Search Intent là gì?

Search Intent (User Intent) là ý định tìm kiếm, đồng thời cũng là mục tiêu cuối cùng khi bạn dùng công cụ tìm kiếm. Nói theo một cách khác, lý do mọi người tìm kiếm một vấn đề cụ thể nào đó, nghĩa là họ đã có câu hỏi trong đầu và lập tức muốn có câu trả lời ngay.

Mục đích tìm kiếm của người dùng đơn giản là tìm được nơi cung cấp sản phẩm họ muốn mua với giá phải chăng, hay tìm một trang web cụ thể nhưng lại quên URL cụ thể và đầy đủ để truy cập… Tất cả mong muốn này không thể được thể hiện hết trong từ khoá, nhưng đã làm công việc SEO, chúng ta cần nắm rõ tâm lý người dùng.

Lý do Search Intent lại rất quan trọng?

Mona biết chắc rằng mỗi người chúng ta đều có rất “nhiều dạng” ý tưởng tìm kiếm, nhưng thực sự chúng ta đã chú tâm đến mục đích của người dùng chưa?

Dựa trên thông cáo báo chỉ của Google vào tháng 8 năm 2018:

Mục đích tìm kiếm của người dùng đang thực sự định hình hoạt động tiếp thị. Ngày nay, mọi người không còn đi theo con đường thẳng từ nhận biết sản phẩm đến cân nhắc mua hàng và tìm kiếm. Có xu hướng liên tục thu hẹp và mở rộng và đưa ra quyết định mua hàng ở cuối trong ngày. Đó là một khoảnh khắc không thể đoán trước.”

Thế nên, nếu như website không đáp ứng được mục đích tìm kiếm của người dùng, chắc chắn Google sẽ không cho bạn một thứ hạng tốt nhất sau khi trả kết quả về cho người dùng.

Lợi ích cho website khi được tối ưu hóa Search Intent

Đầu tiên khi nội dung được tối ưu hoá cho mục đích tìm kiếm, thì chắc chắn nó mang lại giá trị phù hợp cho người dùng. Điều này dẫn đến việc cải thiện được chuyển đổi, nâng cao trải nghiệm người dùng mỗi khi truy cập vào website của bạn.

Lợi ích cho website khi được tối ưu hóa Search Intent

Một số lợi ích cụ thể được kể đến như là:

  • Giảm tỷ lệ thoát trang: Khi người dùng tìm thấy câu trả lời họ cần ở trang web của bạn, đồng nghĩa với việc họ sẽ ở lại website lâu hơn, giảm tỷ lệ thoát trang.
  • Tăng lượt xem: Khi nội dung được đánh giá tối ưu hoá, nghĩa là nội dung đó có chiều sâu và có nhiều liên kết dẫn đến tham chiếu. Chắc chắn một điều người dùng sẽ dành nhiều thời gian hơn để trải nghiệm nội dung trên website của bạn khi bạn hoàn toàn thỏa mãn những yêu cầu mà họ đang mong muốn.
  • Tiếp cận nhiều đối tượng hơn: Việc mục đích tìm kiếm được tối ưu hoá sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận hàng đầu với nhiều từ khóa khác nhau. Mỗi từ khóa đại diện cho một đối tượng. Vì thế bạn sẽ tiếp cận với nhiều người.
  • Khả năng xuất hiện ở những tiện ích trả lời hữu ích: Google có thể ưu tiên hiển thị đối với những kết quả có phản hồi hữu ích. Nội dung bạn có khả năng xuất hiện ở top đầu kết quả tìm kiếm.

Những loại Search Intent chính

Sở dĩ vì chẳng suy nghĩ ai giống ai, thế nên mục đích tìm kiếm cũng trở nên đa dạng vô cùng. Do vậy, Search Intent cũng được chia thành 9 loại phổ biến:

Research Intent

Đây là mục đích cho việc tìm kiếm phổ biến của Google, gồm những câu hỏi liên quan đến thông tin như khái niệm, thuật ngữ và khảo sát. Kết quả trả về thường sẽ là những trang cung cấp thông tin như wiki, diễn đàn hay blog.

Answer Intent

Thuộc về câu hỏi có ngay câu trả lời xuất hiện ngay tức thì ở đầu kết quả tìm kiếm. Rất có thể người dùng chỉ đơn giản muốn tìm khái niệm và thông tin ngắn gọn, có câu trả lời nhanh nhất mà không cần phải truy cập vào website.

Ở định dạng này, câu trả lời sẽ trả về dưới dạng hộp trả lời, hộp định nghĩa và hộp máy tính.

Ví dụ: thời tiết, tỷ số bóng đá…

Local Intent

Local Intent

Đây là dạng tìm kiếm vị trí địa lý, địa điểm. Ở dạng này, kết quả được trả về thường sẽ là những Local Pack (còn gọi là gói kết quả địa điểm) với những điểm đánh dấu (Geographic Markers). Bản đồ đa số hiện ở đầu trang tìm kiếm. Khi tìm một địa điểm phổ biến, bên cạnh bản đồ thì còn có kèm bảng tri thức.

Transactional Intent

Là hình thức tìm kiếm giúp đáp ứng nhu cầu mua sắm. Khi người dùng cần mua một sản phẩm nào đó, trang tìm kiếm sẽ trả về website của công ty cung cấp sản phẩm bạn tìm, hoặc những trang mua sắm trực tuyến như Lazada, Shopee, Tiki.

Visual Intent

Đây là mục đích tìm kiếm kết quả về hình ảnh. Nhiều người muốn nhận thông tin qua hình ảnh hơn là thông tin dưới dạng văn bản. Khi ý định này được nhận ra, công cụ tìm kiếm sẽ cho hiển thị hình ảnh đã được liên kết trong hoặc đầu trang tìm kiếm.

Video Intent

Với định dạng này, người dùng tìm kiếm kết quả dưới dạng video, và thường sẽ là video từ YouTube xuất hiện dưới dạng Thumbnail (ảnh bìa của video), một video phổ biến, nổi bật, một đoạn trích từ video hay video từ một tài liệu… Các video này có thể được cho vào loại danh mục riêng và chú thích.

News Intent/ Fresh Intent

Khi người dùng tìm kiếm tin tức mới, hộp tin bài sẽ hiển thị đầu trang của công cụ tìm kiếm. Hoặc kết quả sẽ thường là từ những trang báo, dẫn liên kết đến Facebook, hay Tweet về các mục đã có nhiều người xem trong một khoảng thời gian nhất định.

Branded Intent

Khi người dùng tìm một sản phẩm có thương hiệu, kết quả được trả về từ công cụ tìm kiế sẽ là công ty hoặc website của công ty. Trường hợp doanh nghiệp bạn không có website chính thức, kết quả sẽ gồm những bài viết về thương hiệu, đánh giá từ người dùng,…

Split Intent

Là một loại Search Intent tổng hợp, ta có thể xem đây là loại intent tổng hợp tất cả những loại được đề cập ở trên. Kết quả thường sẽ được tổng hợp gồm có bản đồ, hình ảnh, video,..

Khảo sát từ khóa nhằm xác định hành vi tìm kiếm

Việc bạn cần làm đó là tìm những từ khóa chính cho nội dung mà bạn cho rằng sẽ đáp ứng được nhu cầu của chính bạn. Tiếp đến, nó sẽ cung cấp danh sách những từ khoá đã được phân loại theo mục đích tìm kiếm. Có 4 loại ý định phổ biến giúp bạn trong việc tìm từ khóa: quảng cáo, thông tin, giao dịch và điều hướng.

Ví dụ: Từ khoá “mua máy tính” sẽ là một loại mục đích tìm kiếm thương mại. Thế nhưng, từ khoá “Mua Ram máy tính từ công ty nào?” lại là một loại ý định tìm kiếm.

Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng

Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng

  • Phông chữ đủ lớn: Khi nội dung của bạn được thể hiện rõ ràng, dễ đọc, điều này sẽ gây thiện cảm đối với người dùng hơn.
  • Tiêu đề phụ ngắn gọn, đầy đủ: Việc này giúp người đọc có thể lướt, tìm câu trả lời nhanh chóng mà không phải đọc hết toàn bộ bài viết.
  • Giảm số lượng càng nhiều cửa sổ được bật lên càng tốt: Nhiều nhất nên dừng lại ở hai cửa sổ được bật lên là đủ, vì việc cửa sổ mới bật lên được xem sẽ làm giảm trải nghiệm người dùng.
  • Kết hợp được cả hình ảnh và video nhằm tăng tính sinh động và trực quan cho bài viết.
  • Sử dụng Google Analytic: Giúp các SEOer quản lý & phát triển trang web hiệu quả hơn.

Cải thiện nội dung

Bạn cần phải điều tra ý định tìm kiếm của mình theo hướng không tuân theo khuôn khổ chung với các đối thủ cạnh tranh. Trên thực tế có khá nhiều bài viết hay, nhưng vì lý do này mà khó có thể được lọt vào top kết quả tìm kiếm.

Tối ưu hoá trang thương mại

Cùng với sự phát triển của những trang thương mại điện tử, nhu cầu mua sắm càng ngày càng tăng cao. Người dùng chuyển mục đích tìm kiếm từ truy xuất thông tin sang từ khóa liên quan đến tên sản phẩm. Khi họ tìm kiếm bất kỳ sản phẩm nào, kết quả là một website bán hàng. Chính vì thế, điều cần thiết bây giờ chính là tối ưu hoá các trang thương mại điện tử.

Truy vấn điều hướng

Nhằm tối ưu hóa mục tiêu điều hướng, bạn phải có trang chủ dịch vụ, thương hiệu hoặc sản phẩm. Bên cạnh đó, bạn hãy sử dụng thương hiệu hay tên của sản phẩm cho các phụ đề, tiêu đề trang, mô tả… Để có thể đáp ứng được nhu cầu người dùng, bạn cần đảm bảo được trang đích sẽ hiển thị rõ ràng thương hiệu, sản phẩm của bạn…

Một số câu hỏi thường gặp về Search Intent

Một số câu hỏi thường gặp về Search Intent

Các xác định Search Intent một cách chính xác?

Hãy thực hiện 3 bước sau để xác định được người dùng có mục đích tìm kiếm là gì:

  • Tìm kiếm: Tìm kiếm từ khóa cần tìm trên Google, tiếp theo duyệt nội dung từ những đối thủ đã được xếp hạng.
  • Thống kê: Sau khi có danh sách những trang đối thủ cạnh tranh, bạn cần dùng công cụ Ahrefs nhằm phân tích những từ khoá mà đối thủ này đã lên Top, tiếp theo xuất tập hợp những từ khóa này ra tệp Excel, mở tệp đã tải xuống. Phần những tính năng của SERP được hiển thị tại đây. Bạn có thể xác định được một phần mục đích tìm kiếm từ người dùng cho những từ khóa của mình, tạo kế hoạch nội dung tương ứng từ đây.

Làm sao để biết Search Intent đã thay đổi

Ở đầu trang tìm kiếm, bạn hoàn toàn có thể thấy được Search Intent đã thay đổi. Nếu làm như vậy, bạn sẽ mất đi vị trí hàng đầu của từ khoá đã đứng top trong khoảng thời gian nhất định. Hơn nữa, bạn có thể dùng một số công cụ nhằm kiểm tra tỷ lệ chuyển đổi website của mình xem có thấp hay không.

Các công cụ nghiên cứu từ khoá

  • Google Keyword Planner
  • AnswerThePublic
  • Google Search Console
  • Google Correlate
  • Google Trends
  • Google search box
  • Keyword Tool Dominator
  • Rank Tracker

Mona SEO tin rằng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã tìm ra được câu trả lời cho khái niệm Search Intent là gì và cách phân biệt chúng. Thêm vào đó, bạn có thể tham khảo thê một số cách làm sao để tối ưu hóa Search Intent của mình để website của doanh nghiệp bạn được Google xếp hạng cao hơn. Mona chúc các bạn thành công!

Please follow and like us:
Pin Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

RSS
Follow by Email