Để trang web của mình có thể xuất hiện ở vị trí top đầu trên các kết quả tìm kiếm từ Internet là điều vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng nó cũng là vấn đề khó khăn nhất mà doanh nghiệp cần giải quyết. Hiện nay, các trang web có thể cải thiện kết quả này thông qua phương thức “SEO tốt hoặc SEO xấu”. SEO tốt thường được gọi là SEO mũ trắng, và SEO xấu chính là SEO mũ đen. Vậy tại sao lại nói SEO mũ đen là xấu? Liệu khi sử dụng nó thì website có bị phạt hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm câu trả lời nhé.
Mục lục
SEO mũ đen là gì?
SEO mũ đen là một chiến thuật được sử dụng để tăng vị trí xếp hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google, bằng những phương tiện, kỹ thuật vi phạm điều khoản dịch vụ hoặc tận dụng lỗ hổng thuật toán của công cụ tìm kiếm đó để mang lại hiệu quả tức thời.
Cụm từ “mũ đen” có nguồn gốc từ những bộ phim nước ngoài, giúp phân biệt người xấu với người tốt (được hiểu là SEO mũ trắng). Gần đây cụm từ mũ đen còn được sử dụng để mô tả rộng rãi các đối tượng có hành vi xấu trên môi trường mạng như hacker máy tính, người tạo virus, kẻ đánh cắp thông tin, hoặc những đối tượng có hành động vì mục đích xấu với các máy tính.
Ưu điểm và nhược điểm của SEO mũ đen website?
Ưu điểm
- Kết quả SEO website có tốc độ nhanh, trang web được hiển thị nhanh chóng trên bảng xếp hạng tìm kiếm, thường nằm ở vị trí top 3 trên trang 1
- Phần lớn là sử dụng các phương pháp ẩn, giúp các SEOer tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức, do là các phương pháp ẩn nên thường không được chia sẻ rộng rãi, các website triển khai SEO mũ đen tận dụng điều đó để cải thiện thứ hạng web của mình một cách nhanh chóng.
- Hiểu được phương thức hoạt động của bot tìm kiếm, am hiểu thuật toán của công cụ tìm kiếm.
- Giúp đạt được mục đích của doanh nghiệp nhanh, thúc đẩy tăng doanh thu.
Nhược điểm
- Có thể bị mất thứ hạng top tìm kiếm sau vài giờ, vài ngày do Google đã phát hiện những điểm bất thường và chịu những hình phạt nặng nề của Google dành cho website cũng như doanh nghiệp
- Các doanh nghiệp không có nhân viên IT chuyên nghiệp sẽ cần sự trợ giúp từ các công ty cung cấp dịch vụ thiết kế website SEO để khai thác và áp dụng chiến thuật SEO mũ đen.
- Khi khả năng SEO website không ổn định, có nhiều dấu hiệu bất thường, website của bạn có thể bị cho vào Blacklist của Google.
- Một khi đã mất hạng thì rất khó có thể khôi phục lại vị trí ban đầu, ảnh hưởng đến tương lai của website và kinh tế của doanh nghiệp.
SEO mũ đen có phải sẽ khiến website bị phạt?
Nếu trang web của bạn sử dụng SEO mũ đen và Google tìm ra điều đó là vi phạm chính sách của họ, web của bạn sẽ bị phạt. Đôi khi, bạn có thể nhận thấy một trang web xếp hạng tốt và rõ ràng họ sử dụng các kỹ thuật mũ đen nhưng lại không bị phạt?
Để có thể hiểu hơn về phương pháp SEO mũ đen, hạn chế những rủi ro xảy ra thì bạn cần nắm rõ các thuật toán của Google và hình phạt, cũng như là những mẹo cần biết trước khi áp dụng SEO mũ đen cho website.
Giới thiệu về thuật toán Google và hình phạt
Nếu bạn là một SEOer cho website và cần nâng cao thứ hạng của trang web thì việc nắm rõ các thuật toán và hình phạt của Google sẽ giúp bạn hạn chế xảy ra sai lầm khi xử lý.
Một số thuật toán phổ biến của Google cần biết đến như là: Thuật toán Google Panda, thuật toán Google Penguin, thuật toán Zebra, thuật toán Payday loan, thuật toán Hummingbird, thuật toán Pigeon. Trong đó thuật toán Google Panda đánh trực tiếp vào việc SEO website theo phương pháp mũ đen. Google Panda thường làm việc và tập trung chủ yếu vào các nội dung trên website như nội dung không có chất lượng, tiêu đề một đằng, nội dung một nẻo, đạo văn, nhiều link out trong một bài viết, link ẩn nhiều,…
Google Panda sẽ đánh giá trang web của bạn dựa theo 4 tiêu chí: thời gian người dùng truy cập trang web của bạn, độ truy cập thường xuyên từ nhiều người dùng, số lần người dùng quay lại trang web của bạn, có kết nối mạng xã hội.
Nếu như trang web có những dấu hiệu không đáng tin cậy, ảnh hưởng xấu đến người dùng, vi phạm các thuật toán thì Google sẽ đẩy vị trí của trang web bạn xuống, xoá trên kết quả tìm kiếm, hoặc nặng hơn nữa là báo cáo xấu trang web của bạn, làm chết trang web của bạn.
Cần tránh gì khi thực hiện SEO mũ đen?
Nhồi nhét từ khoá
Phương pháp nhồi nhét từ khóa nghĩa là bạn lặp đi lặp lại từ khoá đó trong bài viết nhiều lần vào các tiêu đề, miêu tả, meta keyword, và vào nội dung bài viết, giúp trang web được tìm thấy nhiều hơn trên công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, ngày nay với các thuật toán thông minh của Google, việc nhồi nhét từ khoá có thể dễ dàng bị Google phát hiện dựa theo tần số xuất hiện các từ khoá, và phạt trang web tuỳ theo mức độ.
Khi tạo nội dung bài viết, bạn có thể sử dụng 3 – 4 từ khóa chính và một số từ khóa phụ, từ khóa liên quan trong mỗi 500 từ, giúp Google có thể chọn lọc thông tin chính xác hơn và có khả năng mở rộng từ khóa cho nội dung mà bạn đang xây dựng.
Spam liên kết và tag trong footer
Footer là một trong những thành phần quan trọng của website, footer sẽ cung cấp các thông tin điều hướng trang web, các mục mà trang web có và những thông tin cơ bản của công ty, bản quyền của trang web. Tuy nhiên, khi thiết kế website, nhiều người lạm dụng thành phần này để chèn nhiều liên kết hoặc các thẻ liên quan. Vấn đề này sẽ làm cho người dùng cảm thấy khó chịu, đồng thời Google cũng sẽ phạt trang bởi nó cho rằng bạn đang spam các liên kết, cho thấy cấu trúc website yếu.
Cloaking Google
Cloaking là phương thức có thể bị Google phạt rất nặng bởi nó đang cố làm việc để qua mặt Google. Dấu hiệu nhận biết trang web đang Cloaking Google đó là người dùng sẽ thấy một nội dung khác khi truy cập vào đường link hiển thị trên kết quả tìm kiếm (thường do chủ sở hữu website tự ý chuyển hướng người dùng).
Khi sử dụng phương pháp này, mặc dù trang web sẽ được hiển thị ở vị trí top tìm kiếm, nhưng khi người dùng truy cập vào trang web thì sẽ thấy nội dung hiển thị sẽ không giống như nội dung truy vấn từ Google.
Spam liên kết từ khoá/ số lượng liên kết tăng mạnh trong một thời gian ngắn
Cũng tương tự như việc nhồi nhét từ khoá, nếu trong một bài viết các liên kết được chèn vào trong một từ khóa nhiều lần, có tần suất vượt mức quy định theo thuật toán thì Google cũng có thể cho rằng trang web đang vi phạm lỗi spam, đương nhiên là trang web sẽ bị Google phạt ngay lập tức. Chèn liên kết nội bộ vào từ khoá là điều cần thiết cơ bản trong mỗi website, tuy nhiên bạn nên phân bổ nó hợp lý.
Xáo trộn nội dung
Nội dung luôn được cập nhật và tạo mới thường xuyên giúp cải thiện hiệu quả SEO trang web, lấy được điểm cộng từ Google. Tuy nhiên hiện nay nhiều trang web vì điều này mà bất chấp tạo ra những bài viết khác bằng cách xáo trộn nội dung bằng các thủ thuật như lấy nội dung tương tự từ các trang web khác, copy nội dung bài viết khác, sử dụng tool để thay một số từ đồng nghĩa.
Phương pháp này không phải là xấu nhưng sẽ làm giảm trải nghiệm người dùng vì họ cảm thấy nội dung không thật sự thu hút, bài viết mới nhưng chỉ toàn là thông tin cũ, không mang lại ý nghĩa,… Khi đó trang web có thể chịu những hình phạt của Google do vi phạm về chất lượng bài viết.
Ẩn văn bản trên website
Ẩn văn bản là hình thức mà Webmaster sẽ tạo những bài viết nhưng với font chữ màu trắng trên nền trắng, dùng các CSS ẩn và chọn kích thước nội dung văn bản bằng 0. Với các thủ thuật này người xem sẽ không hề nhận ra, nhưng với Google thì hoàn toàn có khả năng phát hiện bởi Bot thu thập trên source code HTML là chính và phạt nặng nếu như trang web sử dụng hình thức ẩn văn bản.
Mua liên kết
Google cực kỳ nghiêm khắc và xử lý mạnh với những trang web có hành vi mua bán liên kết (backlink), hầu hết những website đó đều bị đưa vào blacklist và không thể phục hồi.
Đây là hành động trang web sẽ trả tiền cho một bên trung gian để xây dựng nhiều liên kết nhất định. Những liên kết này thường không “chất lượng”, nguồn link của nó có thể liên quan đến trang web của bạn và cũng có thể là từ những liên kết không liên quan, thậm chí là các trang xấu, trang web đen. Điều này vô tình gây ảnh hưởng đến uy tín cũng như chất lượng trang web của doanh nghiệp, đặc biệt là có thể gây tác dụng ngược đó là làm giảm thứ hạng của trang web.
Không nên thực hiện giao dịch mua liên kết nếu bạn không chắc chắn về những nguồn link, liệu đó có phải là link liên quan hay link xấu. Khi Google phát hiện các hành động mua bán liên kết, cả người mua và người bán đều bị phạt nặng.
Vậy cuối cùng có nên thực hiện SEO mũ đen
Mặc dù SEO mũ đen được cho rằng là thủ thật xấu, là thủ thuật vi phạm quy định, điều khoản của các công cụ tìm kiếm, nhưng phải nói rằng hình thức này có thể mang lại hiệu quả SEO tốt và nhanh cho website. Bạn vẫn có thể áp dụng thủ thuật và có thể tránh bị Google phạt nếu bạn thường xuyên theo dõi và có cách sử dụng vừa phải, đảm bảo nằm trong mức an toàn của các tiêu chí mà Google quy định.
Bên cạnh đó, bạn nên áp dụng thủ thuật SEO mũ trắng trước để xây dựng độ tin cậy (Trust) cho người dùng cũng như cho công cụ tìm kiếm, về sau bạn mới nên triển khai thủ thuật mũ đen để có thể hiểu rõ hơn về phương thức làm việc và đánh giá của Google, từ đó linh hoạt điều chỉnh, xử lý các hành vi seo tốt hơn và an toàn hơn.