URL có lẽ đã trở thành thuật ngữ khá quen thuộc với hầu hết tất cả mọi người, đặc biệt là SEOers. Tuy nhiên, để hiểu một cách rõ ràng và cặn kẽ về khái niệm URL cũng như cấu trúc và tầm ảnh hưởng của URL trong SEO như thế nào thì không phải ai cũng có thể hiểu và có đầy đủ kiến thức về nó. Tất cả những vấn đề này sẽ được MonaSEO chi tiết rõ hơn ở bài viết dưới đây.
Mục lục
URL là gì?
URL là viết tắt của Uniform Resource Locator, tiếng Việt là định vị tài nguyên thống nhất (được gọi một cách thông thường là một địa chỉ web). Đây là đường dẫn liên kết đến website, tham chiếu tới các tài nguyên trên mạng Internet.
Có thể hiểu cách đơn giản thì URL là phương tiện mà người dùng truy cập đến tài nguyên trên mạng máy tính. Cứ mỗi tài nguyên trên máy tính khi ta truy cập đều gán một đường link cố định thay vì dãy số IP dài, phức tạp. Chỉ cần bạn nhập đường link (địa chỉ) đó và search, bạn có thể đến được địa chỉ website mình đang tìm kiếm.
Ví dụ: Địa chỉ website của Instagram là: https://www.instagram.com/
Tìm hiểu cấu trúc URL
Năm 1994, Cấu trúc URL chính thức được xác định bởi ông Sir Tim Berners-Lee, người đã tạo ra web và trình duyệt đầu tiên. Cấu trúc của một địa chỉ web cũng tương tự như đường dẫn file thư mục C:\Documents\Personal\myfile.txt trong Windows, chỉ khác là sẽ có thêm một số text ở đầu để có thể tìm đúng máy chủ trên Internet chứa đường dẫn đó và sử dụng giao thức để truy cập thông tin.
Một URL thông thường sẽ có thành phần gồm 4 yếu tố như sau:
- Phần giao thức: Thường có dạng https, http,….
- Phần world wide web (www): Không yêu cầu buộc phải có thường gọi là non-www
- Phần tên miền (Domain)
- Cổng giao tiếp (Port): 443,2222,2082..
Để hiểu chi tiết hơn các thành phần URL, tiếp theo chúng ta sẽ cùng phân tích cụ thể về cấu trúc URL. Cấu trúc của nó thường gồm 2 phần chính là Scheme (giao thức kết nố) và Authority (nhà cung cấp).
Scheme trong URL là gì?
Đây là phần mở đầu trong địa chỉ web, kết thúc của nó là dấu “:”. Scheme sẽ quyết định mọi giao thức truyền tải dữ liệu giữa trình duyệt web và máy chủ giao tiếp.
Có 3 dạng giao thức Scheme chủ yếu đó là:
- Truyền tải siêu văn bản – HTTP (HyperText Transfer Protocol): đây là giao thức cơ bản của web, xác định hành động của các máy chủ web và trình duyệt cần thực hiện để đáp ứng những lệnh nhất định.
- An toàn – HTTPS (HyperText Transfer Protocol Secure): là một dạng giao thức an toàn của HTTP, hoạt động trên một lớp bảo mật đã qua quy trình mã hóa, giúp đảm bảo truyền tải thông tin an toàn hơn.
- Truyền tập tin- FTP (File Transfer Protocol): đây là giao thức được sử dụng để truyền tải file thông qua Internet
Với những trình duyệt hiện đại ngày nay về mặt kỹ thuật Scheme không nhất thiết là một phần của URL. Khi bạn nhập vào trang web thì trình duyệt sẽ tự động xác định giao thức phù hợp để sử dụng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bắt buộc phải dùng đến.
Authority trong URL là gì?
Authority URL là phần bắt đầu sau hai dấu gạch chéo nối tiếp giao thức. Một Authority đơn giản bao gồm tên miền và World Wide Web:
Ví dụ: “www.instagram.com”
Trong ví dụ vừa rồi, bộ phận “www.instagram.com” này được gọi là hostname và có nhiệm vụ lấy một địa chỉ IP. Nếu bạn đã biết địa chỉ IP thì có thể gõ nó vào thanh địa chỉ trình duyệt thay vì hostname.
Phân tích Authority URL
- Tên miền cấp cao nhất – Domain: được sử dụng để lấy địa chỉ IP thành địa chỉ đơn giản và dễ nhớ hơn. Các tên miền cao cấp thường do Tập đoàn Internet (ICANN) quản lý.
Hiện nay có 3 loại tên miền cao cấp phổ biến là: .net, .com và .gov. Trong đó .com là tên miền cao nhất trong hệ thống phân cấp tên miền. Với tên miền quốc gia được chia thành .us (Mỹ), .ca (Canada) .vn (Việt Nam), ,… Ngoài ra cũng có một số tên miền chung là .club, .life, .news
- Tên miền phụ – Subdomain: Do DNS là một hệ thống phân cấp, cả hai phần “www” và “instagram” của URL ví dụ trên được xem là tên miền phụ. Trong đó, “www” là tên miền phụ của cả tên miền phụ “instagram” và tên miền cấp cao “.com”.
Chủ sở hữu web có thể sử dụng bất kỳ từ nào làm subdomain cho các mục đích tổ chức web vì nó trỏ đến một thư mục cụ thể từ domain chính. news.subdomain.domain, hoặc mail, life,…
Ngoài ra, Authority URL có thể phức tạp khi thêm một vài thành phần như:
- Thông tin người dùng: gồm có tên người dùng và mật khẩu.
Ví dụ: //name:[email protected], trong đó, “name:password” là thông tin người dùng, liên kết với tên máy chủ bằng “@”.
- Số cổng: sử dụng địa chỉ IP để thông báo đến các máy chủ phù hợp ở trên mạng.
Ví dụ: “//www.example.com:7080”, trong đó “7080” chính là địa chỉ IP, liên kết với hostname bằng dấu “:”
Tầm ảnh hưởng của URL đối với SEO
URL là một yếu tố vô cùng quan trọng trong SEO, URL chính là đường dẫn tới một website mà người dùng muốn truy cập theo nhu cầu của chính mình, có thể truy cập vào một cách chính xác.
Vì thế, trong thực tế URL có những tác động nhất định tới hoạt động SEO website. Cụ thể là:
Giúp tăng thứ hạng của website nhanh chóng
URL là một yếu tố xếp hạng giúp website tăng được thứ hạng trên top. URL được sử dụng để tìm kiếm mức độ liên quan của một trang cụ thể với truy vấn tìm kiếm. Mặc dù địa chỉ website có khả năng yếu hơn tên miền tổng thể, nhưng việc sử dụng từ khóa trong URL lại đóng vai trò như một yếu tố xếp hạng quan trọng trong SEO.
Tăng lượng truy cập vào các link bài viết từ người dùng
URL có vai trò như “anchor text” dẫn đến các trang chứa bài viết của website khi được chia sẻ hoặc trích nguồn trên các blog, mạng xã hội,…. Điều này giúp gia tăng lượng truy cập vào các link bài viết.
Giúp khách hàng nhớ được thương hiệu, tăng tỉ lệ truy cập lại vào lần sau
Với địa chỉ web ngắn gọn, dễ hiểu với độ chính xác và thuyết phục cao sẽ thuận lợi trong việc gây ấn tượng với khách hàng. Giúp khách hàng ghi nhớ tên tuổi, thương hiệu của doanh nghiệp một cách dễ dàng. Điều này giúp ích cho việc gia tăng tìm kiếm vào lần sau từ khách hàng.
Cải thiện trải nghiệm khách hàng
Một URL được xây dựng tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin, nội dung của trang web đến với người dùng và công cụ tìm kiếm. Ngay cả khi Title Tag của trang bị ẩn thì URL của người dùng đọc vẫn hiểu được chủ đề mà bài viết hướng đến.
Các tiêu chí của URL chuẩn SEO
Để website hiển thị tốt trên công cụ tìm kiếm và người dùng tìm đến bạn nhanh nhất thì URL phải đáp ứng một số tiêu chí của công cụ tìm kiếm đó, đặc biệt là Google. Google thường đánh giá URL chuẩn SEO trên các tiêu chí sau:
URL không được quá dài
Một địa chỉ website chuẩn SEO đạt được nhiều hiệu quả cho trang web cần đảm bảo những tiêu chí sau:
- Gmail: Chiều dài trung bình là URL 59 ký tự.
- Webmaster Tools: Chiều dài trung bình URL là 90 ký tự.
- Blog của Google: Chiều dài trung bình URL là 76 ký tự.
URL không nên viết có dấu hay nhiều kí tự đặc biệt
Các URL của trang web đều được để dưới dạng chữ không dấu và nối với nhau bởi những dấu gạch nối. Ngoài yếu tố về độ dài, thì đây được xem là yêu cầu cho một URL chuẩn SEO. Bên cạnh đó, phải hạn chế tối đa việc sử dụng các kí tự đặc biệt trong đường dẫn như *&%$,… Những kí tự này được xem là khó hiểu, gây ảnh hưởng đến khả năng xếp hạng của website
URL chứa từ khóa SEO
Phải chắc chắn rằng từ khóa quan trọng luôn phải được hiển thị trong đường dẫn URL. Đó cũng là cách để giúp bot tìm kiếm nhanh chóng hiểu được nội dung bài viết chỉ thông qua 3 yếu tố: Title, URL và Description. Thứ hạng của website có lên được bảng xếp hạng hay không một phần phụ thuộc vào sự xuất hiện Keyword của URL.
>> Đọc thêm:
- SEO Title là gì? Cách viết thẻ tiêu đề chuẩn SEO lên top nhanh
- Meta Description là gì? 15 Cách viết thẻ mô tả chuẩn SEO Top
URL hạn chế dẫn về thư mục con
Để địa chỉ web có chất lượng tốt thì đường dẫn cần SEO không nên chứa quá nhiều thư mục con. Việc sử dụng quá nhiều hoặc spam subdomain sẽ bị Google đánh giá thấp. Bạn chỉ nên sử dụng từ 1 đến 2 thư mục con, vì điều này sẽ giúp URL thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm
Có lẽ qua những thông tin mà Mona SEO đã đưa ra trong bài viết trên đây, bạn cũng đã phần nào hiểu rõ URL là gì và những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Đặc biệt là khả năng dẫn dắt người dùng đến với website mà họ mong muốn nhanh chóng, dễ dàng và chính xác. Hy vọng rằng thông qua đó bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về những kiến thức liên quan đến SEO đồng thời biết cách để tối ưu URL cho SEO website hiệu quả để ứng dụng khi cần thiết được thực hiện tốt.