Trải nghiệm người dùng là chìa khóa ảnh hưởng trực tiếp tới việc được Google đánh giá cao hay không. Bởi thế, khi tiếp thị online việc quan tâm tới UX trong thiết kế website là một trong số những yêu cầu cơ bản. Mời bạn cùng Mona SEO tìm hiểu để biết UX là gì cũng như cách tối ưu hóa trải nghiệm người dùng để áp dụng khi thiết kế, phát triển web cho đòi hỏi thực tế của từng doanh nghiệp.
Mục lục
UX là gì?
UX – User Experience chính là đánh giá của người dùng, cảm nhận của khách hàng về một hệ thống cụ thể mà họ tiếp cận. Trải nghiệm của người dùng có thể được đánh giá thông qua hệ thống ứng dụng điện thoại, một website, hay một phần mềm máy tính,….
Khi tạo ra website, hay các phần mềm đòi hỏi cần đảm bảo các yếu tố về mục tiêu khi tiếp cận khách hàng. Lúc này, việc tạo nên sự tương thích giữa con người và ứng dụng được đảm bảo. Với trải nghiệm người dùng khi được chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng website, từ đó giúp trang web được đánh giá cao, mang lại hiệu quả sử dụng lý tưởng.
Lý do cần tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng
Những doanh nghiệp có tầm nhìn, hoạt động chuyên nghiệp luôn đặc biệt chú trọng tới tối ưu trải nghiệm người dùng. Trải nghiệm tốt hơn với website giới thiệu, cung cấp thông tin về sản phẩm hay dịch vụ, hoặc ứng dụng,… đem lại phản hồi tích cực từ khách hàng, đối tác. Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng mang tới những giá trị, những lợi ích lớn nên cần được đặc biệt quan tâm.
Yêu cầu của người dùng tăng cao
Khi công nghệ có những bước tiến vượt bậc thì việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh càng trở nên phổ biến hơn. Mỗi ngành nghề đều có nhiều đối thủ cạnh tranh, với sự cạnh tranh mạnh mẽ. Mỗi người sẽ có nhiều hơn một sự lựa chọn từ nhu cầu, đòi hỏi thực tế của chính mình. Bởi thế, phát triển website cần chú ý tới trải nghiệm người dùng. Qua đó trải nghiệm về dịch vụ, đánh giá chất lượng sản phẩm, hay tốc độ truy cập web ấn tượng,… là những tiêu chuẩn cơ bản.
Số lượng người dùng truy cập vào mạng internet, vào các website ngày càng nhiều. Đặc biệt, khả năng tự liên kết giữa các khách hàng cũng tăng lên mạnh mẽ. Bởi thế, dịch vụ không tốt, website không đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn sẽ giảm hiệu ứng kinh doanh đáng kể. Yêu cầu của người dùng càng cao thì việc nâng cao chất lượng của website càng cần được chú ý, từ đó giúp doanh nghiệp được đánh gái cao hơn nữa.
Tăng thứ hạng nhanh cho website
Chú trọng tới trải nghiệm của người dùng kéo theo đó là tăng traffic với số lượng lớn. Và khi Google chú trọng tới yếu tố này thì đây là cách để mỗi doanh nghiệp sớm cải thiện được thứ hạng cho trang web của mình.
Sự cạnh tranh trên mạng internet, trên các công cụ tìm kiếm ngày càng trở nên khốc liệt. Vì vậy, đánh mạnh vào việc cải thiện trải nghiệm người dùng giúp website của bạn được đánh giá tích cực, nhận được sự tin tưởng và có được thứ hạng tốt hơn. Qua đó việc tiếp cận khách hàng dễ dàng, cải thiện được doanh số trong hoạt động kinh doanh.
Xây dựng chiến lược người dùng hiệu quả
Mỗi chiến lược phát triển UX nhằm nâng cao trải nghiệm cho người dùng khi được tạo ra sẽ được đo lường thông qua hành động. Nhờ vậy, doanh nghiệp hiểu rõ, thấu hiểu hơn khách hàng của mình. Lúc đó, việc thu hút được nhiều khách hàng hơn trong tương lai, nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều dễ dàng đạt được.
Cách tối ưu hóa trải nghiệm người dùng
Muốn tối ưu hóa được trải nghiệm người dùng chúng ta có nhiều cách thức để áp dụng, nhiều lưu ý cần được quan tâm. Trong đó một số vấn đề cần hết sức chú ý chính là:
Tối ưu tốc độ tải trang
Mỗi website khi truy cập cần một khoảng thời gian nhất định chờ đợi. Song nếu chú ý tới việc tối ưu tốc độ tải trang càng giúp website được đánh giá cao hơn ở sự chuyên nghiệp và chất lượng. Web hoạt động mượt mà, ổn định với khả năng truy cập nhanh chóng, không load quá lâu giúp người dùng có được sự hài lòng và thoải mái.
Thường thì khách hàng sẽ không kiên nhẫn để chờ đợi một trang web có tốc độ tải trang quá chậm chạp, thời gian chờ quá lâu. Lúc đó, lựa chọn kết thúc quá trình tìm kiếm thông tin, tìm tới một địa chỉ khác hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này khiến chúng ta vô tình mất đi những khách hàng tiềm năng quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang phát triển và cung cấp.
Ưu tiên website có tốc độ truy cập không quá 3s, từ đó giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, hài lòng mỗi khi truy cập. Website cung cấp thông tin giá trị, đem tới sự hài lòng cho khách hàng đảm bảo giúp việc tiếp cận với nhiều khách hàng hơn nữa được đảm bảo tốt.
Xem xét trên vị trí người dùng
Thiết kế và hoàn thiện website cần ưu tiên đứng trên vị trí của người dùng, thấu hiểu họ. Xác định khách hàng mong chờ gì, cần gì ở website mà mình cung cấp. Lúc đó việc hoàn thiện được trang web chất lượng, lý tưởng được đảm bảo.
Người lập trình web khi đứng trên vị trí của người dùng, phát triển website đem lại sự hài lòng, cảm giác thoải mái khi truy cập. Việc nâng cao trải nghiệm người dùng lúc này được đảm bảo tốt như mong muốn.
Có mục tiêu tương tác rõ ràng
Với từng sản phẩm cụ thể muốn có trải nghiệm người dùng tốt phải xác định được mục tiêu tương tác rõ ràng và cụ thể. Một website, hay một ứng dụng không phải lúc nào cũng thích hợp với mọi đối tượng. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó tối ưu hóa UX được thực hiện chuẩn xác, đúng đắn và hợp lý nhất như yêu cầu.
Triển khai chiến lược kinh doanh hiệu quả
Song song với việc phát triển ứng dụng, hay website thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh khoa học, hợp lý trong từng giai đoạn, từng hoàn cảnh cụ thể là yêu cầu bắt buộc. Qua đó việc marketing, tiếp cận khách hàng tiềm năng sẽ có được kết quả cao hơn.
Thông qua việc áp dụng một chiến lược kinh doanh thích hợp thì tạo dựng thương hiệu, hay quảng bá dịch vụ, sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp được thực hiện thuận lợi, mang lại hiệu quả cao. Chỉ khi người dùng tiếp cận được với sản phẩm thì lúc này chúng ta mới có được trải nghiệm, có được đánh giá thực tế từ họ.
Cập nhật content thường xuyên
Một yêu cầu quan trọng khi muốn tối ưu hóa trải nghiệm người dùng cho website chính là việc cập nhật nội dung thường xuyên, liên tục. Cung cấp những thông tin hữu ích, có giá trị đều đặn giúp website nâng cao chất lượng hơn nữa. Từ đó, mỗi người dùng dễ dàng truy cập, tìm hiểu những tin tức mà mình thực sự chú ý tới.
Hướng tới việc cung cấp thông tin mà khách hàng quan tâm, đồng thời xác định được những nội dung ít người chú ý. Thực hiện việc cải thiện, tối ưu nội dung cho website được tiến hành nhanh chóng, chuẩn xác. Nội dung chất lượng, đầy đủ giúp trang web được đánh giá cao hơn, nhận được những phản hồi tích cực và sự tin tưởng từ phía khách hàng.
Thiết kế web đáp ứng
Một website chuẩn UX yêu cầu cần được chú trọng tới thiết kế responsive. Đây là xu hướng chung, được ưa chuộng bởi nó mang tới khả năng cải thiện trải nghiệm của người dùng. Đảm bảo website đạt chuẩn responsive giúp mỗi người chủ động truy cập được vào một trang web trên mọi thiết bị.
Dù là sử dụng máy tính, laptop, hay máy tính bảng, điện thoại,… thì việc có được trải nghiệm tốt, sự hài lòng lớn. Tìm hiểu được những thông tin giá trị, trên một website với khả năng hiển thị tốt.
CTA riêng biệt
Thôi thúc khách hàng thông qua Call to Action, hay biểu tượng là cách để cải thiện tỉ lệ chuyển đổi, tăng doanh số kinh doanh hiệu quả. yêu cầu đối với CTA cần được đặt ở nhiều vị trí khác nhau, thông qua nhiều hình thức sao cho thích hợp nhất. Vị trí nổi bật, thông tin phù hợp, đủ thu hút giúp thúc đẩy khách hàng đưa ra hành động đặt hàng, sử dụng dịch vụ hiệu quả.
Thay vì chỉ đặt CTA kêu gọi hành động ở đầu trang và cuối trang sẽ khiến chúng ta mất đi nhiều cơ hội chuyển đổi thì cân đối vị trí hợp lý vô cùng quan trọng. Xem xét dựa trên tổng thể của website, cũng như nội dung cung cấp để đặt CTA sao cho hài hòa, khoa học nhất. Lời kêu gọi hấp dẫn, tự nhiên, đặt ở vị trí đủ nổi bật, tạo được sự chú ý là những yêu cầu cơ bản. Thúc đẩy khách hàng chuyển đổi hành động sang đặt hàng, sử dụng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp giúp việc cải thiện doanh thu trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.
Xây dựng website trở thành một kênh quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hiệu quả. Phát triển trang web có nhiều yêu cầu, nhiều tiêu chí cần được đảm bảo. Trong đó, website khi đưa vào hoạt động cần đảm bảo đạt chuẩn UX là yêu cầu bắt buộc. Chú ý tới trải nghiệm người dùng, có cách để tối ưu trải nghiệm người dùng giúp website được đánh giá cao, đem lại giá trị sử dụng lý tưởng như yêu cầu.