Voice Search SEO là gì? Tối ưu tìm kiếm bằng giọng nói xu hướng SEO 2023

Voice Search SEO là gì? Tối ưu Voice Search xu hướng SEO 2023

Với sự phát triển của công nghệ số 4.0 như hiện nay. Người dùng ngày càng quen thuộc với tính năng voice search trên cấc thiêt bị công nghệ, điển hình là điện thoại với trợ lý ảo như Siri, Google Assistant. Loại hình này giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và nhanh chóng hơn rất nhiều so với phương thức tìm kiếm truyền thống. Vì thế, để thành công hơn trong bối cảnh phát triển này, các doanh nghiệp cần bắt tay liền vào hoạt động Voice Search SEO. bài viết này, Mona SEO sẽ giúp bạn tìm ra đâu là phương pháp tối ưu tìm kiếm bằng giọng nói hiệu quả 2023.

Voice Search SEO là gì?

Voice Search SEOtìm kiếm bằng giọng nói, người dùng sử dụng lệnh thoại để có thể tìm kiếm bất kỳ thứ gì trực tuyến. Các thiết bị Voice Search SEO phổ biến như Trợ lý của Google, Trang chủ Google. SEO Voice Search phân tích các lệnh của người dùng sau đó sử dụng máy học để xác định được nhu cầu của người dùng. Tiếp đó, lệnh sẽ được kết nối với một công cụ tìm kiếm để cung cấp cho người dùng những câu trả lời phù hợp nhất.

Voice Search SEO là gì?

Nói cụ thể hơn, người dùng sẽ có thể thực hiện yêu cầu bằng cách nhấn nút trên loa thông minh hoặc là nhấn vào biểu tượng lệnh thoại trên thiết bị. Tùy thuộc vào mỗi thiết bị khác nhau, người dùng có thể nhận được câu trả lời phù hợp nhất cho câu hỏi của họ.

Ví dụ: người dùng sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng có thể nhận được phản hồi ở cả phiên bản âm thanh và văn bản, đồng thời đọc và nghe được kết quả. Trong khi đó thì người dùng có loa thông minh sẽ nhận được phản hồi bằng giọng nói.

Vì sao SEO trong Voice Search trở thành xu hướng phổ biến 2023

Vì sao SEO trong Voice Search trở thành xu hướng phổ biến 2023

Để có thể giữ được vị trí đầu bảng, các marketer sẽ luôn phải làm mới bằng việc điều chỉnh lại chiến lược SEO của mình để tối ưu hóa cho Voice Search. Với mức độ chính xác của công nghệ nhận diện giọng nói của Google lên tới 95%, các doanh nghiệp cần phải triển khai hoạt động Voice Search SEO nếu muốn thu hút được nhiều traffic hơn về trang web của mình.

Và có 1 điều là Google sẽ không “đơn thương độc mã” trong cuộc hành trình hoàn thiện công nghệ nhận diện giọng nói để tối ưu hóa cho Voice Search SEO. Vì vậy, đây là lý do mà SEO trong Voice Search trở thành xu hướng phổ biến 2022.

Tổng hợp các xu hướng Voice Search SEO mới nhất 2023

Tìm kiếm giọng nói thông qua loa thông minh

Tìm kiếm giọng nói thông qua loa thông minh

Theo như Emarketer dự đoán rằng, loa thông minh sẽ tăng cùng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 49%, đáp ứng được nhu cầu của hơn 76 triệu người dùng vào năm 2020.

Dựa vào thống kê cho thấy, hiện nay 40 triệu người Mỹ đang sở hữu một chiếc loa thông minh. Rõ ràng, càng ngày càng nhiều hộ gia đình đang sử dụng loa thông minh để thay thế cho những sản phẩm phổ biến như Alexa, Siri trước đó. Công nghệ giọng nói đang được cải thiện mỗi ngày và ngày càng nhiều công ty công nghệ đang phát hành ra các loại loa thông minh của riêng họ.

Áp dụng sự tiến bộ trong AI và Machine Learning để xử lý giọng nói

Có một sự cải tiến khá đáng kể trong trí tuệ nhân tạo (AI) và Machine Learning (ML). Hai công cụ này đã hỗ trợ rất nhiều cách người dùng tương tác trên những thiết bị thông minh và tìm kiếm trên internet.

Ví dụ: với RankBrain của Google, các từ và cụm từ để dự đoán sẽ cho ra được kết quả dự báo chính xác hơn. Khi gặp một cụm từ mới thì hệ thống sẽ tìm kiếm kết quả tiệm cận nhất và đưa ra câu trả lời phù hợp nhất.

Sử dụng Voice Search tìm kiếm các sản phẩm địa phương

Hiện nay, ngày càng có nhiều người dùng sử dụng tính năng tìm kiếm bằng giọng nói để có thể tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ địa phương. Theo thống kê thì có khoảng 59% người dùng đã sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói khi cần tìm kiếm những thông tin về một doanh nghiệp địa phương.

Ngoài ra, theo như báo cáo của Google, các tìm kiếm cho doanh nghiệp “ở gần tôi” cũng tăng rất mạnh trong những năm gần đây.

Phương thức Voice ngày càng phổ biến

Hiện nay các marketer thường xuyên điều chỉnh chiến lược SEO của họ để có thể tối ưu hóa cho tìm kiếm bằng giọng nói. Theo như nghiên cứu thì tính năng nhận biết giọng nói của Google có độ chính xác rất cao lên đến 95%. Vậy nên các doanh nghiệp muốn thu hút được nhiều lưu lượng truy cập vào trang web của họ thì cần phải đầu tư triển khai SEO bằng giọng nói.

Tuy nhiên thì Google không phải công ty duy nhất muốn hoàn thiện và có thể tận dụng tối đa khả năng tìm kiếm bằng giọng nói này. Hệ thống nhận dạng giọng nói iFlytek của Trung Quốc với tỷ lệ cạnh tranh cũng rất cao (98%) và đang đặt ra mục tiêu đạt được độ chính xác là 99%.

Voice phát triển nhiều trên các thiết bị Mobile

Voice phát triển nhiều trên các thiết bị Mobile

Hiện nay có 100 ngôn ngữ trên các thiết bị di động áp dụng cho công cụ Voice Search. Thống kê cũng đã cho thấy người dùng sử dụng thiết bị di động được sử dụng nhiều hơn 40% so với việc sử dụng loa thông minh để tìm kiếm bằng giọng nói.

Chỉ cần có một chiếc điện thoại di động thông minh, người dùng có thể tìm kiếm thông tin bằng giọng nói ở các môi trường khác nhau như phòng tập gym, văn phòng làm việc hay nhà hàng và nhiều địa điểm khác.

Hướng dẫn cách tối ưu Voice Search SEO hiệu quả nhất 2023

Ưu tiên sử dụng các từ khóa Long – tail

Từ khóa long-tailcác từ khóa cụ thể mà những đối tượng mục tiêu của bạn có thể nhập vào (và trong trường hợp của Voice Search SEO là nói với) máy tìm kiếm. Những chuyên viên SEO đã khai thác được các từ khóa long-tail từ rất lâu và cũng đã có thể nhìn thấy được các kết quả tuyệt vời trên thứ hạng tìm kiếm của họ.

Việc dùng các từ khóa long-tail để tối ưu hóa cho SEO trong Voice Searchcũng không hề ngoại lệ. Theo như số liệu thống kê thực tế thì các từ khóa này chiếm tới 70% tất cả lượng tìm kiếm trên Internet.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các từ khóa long-tail mang ngữ điệu có tính “hội thoại” nhiều hơn và đưa ra được câu trả lời rõ ràng cho nội dung mà người dùng đang tìm kiếm.

Bạn có thể sử dụng những công cụ trực tuyến sau để tìm kiếm được những cụm từ có liên quan rồi chèn chúng vào nội dung của mình:

  • Answer The Public
  • Ubersuggest
  • SEMrush
  • HubSpot Content Strategy Tool

Ứng dụng triển khai thêm Schema Markup

Ứng dụng triển khai thêm Schema Markup

Được biết đến với một tên gọi khác là dữ liệu có cấu trúc (structured Data), Schema Markup là một đoạn mã chèn vào trang web cho phép các máy tìm kiếm hiểu rõ được nội dung trên trang web của bạn.

Schema Markup còn có thể giúp robot của máy tìm kiếm và thu thập dữ liệu hiệu quả hơn, làm cho trang web thăng hạng tốt hơn trên công cụ tìm kiếm. Bạn còn có thể sử dụng nó cho việc thể cải thiện và có được các kết quả tìm kiếm chi tiết hơn, giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng.

Tối ưu hóa Google My Business

Một cách khác nữa là để đạt được thứ hạng cao đối với các tìm kiếm bằng giọng nói đó chính là tối ưu trang Google My Business.

Trên thực tế, đây là một trong những cách dễ dàng nhất để có thể làm cho đối tượng mục tiêu nhìn thấy khi họ đọc lên truy vấn của mình trong Google. Việc của bạn là đảm bảo rằng nội dung, hình ảnh và các thông tin phải đầy đủ, chính xác.

Bên cạnh đó, bạn cần phải triển khai một chiến lược SEO hiệu quả song song với việc hướng đến cách người dùng đang sử dụng từ ngữ trong truy vấn của họ. Theo như báo cáo của Bright Local, thì có tới 75% người dùng thiết bị loa thông minh để thực hiện các tìm kiếm liên quan đến địa điểm (local search) ít nhất là một lần trong tuần. Do đó, Local SEO hay việc cung cấp những thông tin, hình ảnh thích hợp đều mang một vai trò rất quan trọng.

Tạo thêm mục giải đáp thắc mắc, trả lời câu hỏi ở các bài viết

Việc tạo ra những trang FAQ như thế này sẽ đem lại cho bạn khá nhiều lợi ích vì các từ ngữ truy vấn đều rất phổ biến. Theo như thống kê, những kết quả tìm kiếm Voice Search là trang FAQ có số lượng nhiều hơn so với những kết quả tìm kiếm ở trên desktop thông thường.

Một điều tuyệt vời hơn là các trang FAQ có thể xếp hạng cho nhiều truy vấn tìm kiếm bằng giọng nói khác nhau. Đồng thời, chúng cũng rất ngắn gọn và đưa ra câu trả lời chính xác cho những gì người dùng đang tìm kiếm.

Bởi vậy nên Google thường trích xuất các câu trả lời từ trang FAQ của bạn khi người dùng thực hiện một Voice Search bất kì.

Tối ưu tốc độ tìm kiếm

Tốc độ trang sẽ giữ một vai trò rất quan trọng trong Voice Search SEO. Theo như nghiên cứu cho thấy thì những website được xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm sau khi mà người dùng thực hiện một Voice Search có tốc độ tải chỉ vỏn vẹn 4,6 giây. Những website này cũng nhanh hơn khoảng 52% so với các trang web thông thường.

Để tốc độ trang được nâng cao hơn, bạn nên thực hiện một số các kỹ thuật như:

  • Sử dụng mạng phân phối nội dung Content Delivery Network
  • Lựa chọn một nền tảng hosting chất lượng để có thể cung cấp tốc độ tải trang thật nhanh và uptime cao
  • Tối ưu kích thước hình ảnh trên trang web
  • Hạn chế được số lượng plugin
  • Sử dụng tính năng lưu trữ bộ nhớ đệm cho trang web
  • Giảm thiểu tối đa việc sử dụng web fonts

Những điều cần lưu ý để sử dụng Voice Search SEO hiệu quả

Đây là tất cả những điều cần lưu ý để sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói một cách hiệu quả nhất.

Bắt đầu nào!

Những điều cần lưu ý để sử dụng Voice Search SEO hiệu quả

Lưu ý 1: Bao gồm những “từ bổ sung” trong Question Keywords

Bạn có biết hiện nay question keywords đang gia tăng. Phần lớn là do sự gia tăng tìm kiếm bằng giọng nói và khi mà bạn tối ưu cho các câu hỏi thì hãy đảm bảo bao gồm “các từ bổ sung”.

Lưu ý 2: Viết nội dung ở cấp độ đọc lớp 9 (hoặc thấp hơn)

Có nghĩa là bạn cần phải tránh những từ ngữ chuyên ngành và hoa mỹ trong nội dung.

Lưu ý 3: Cải thiện tốc độ của website

Tốc độ tải kết quả tìm kiếm bằng giọng nói sẽ nhanh hơn khoảng 3,8 lần so với trang web trung bình của bạn. Bởi vậy, bạn cần phải có một trang web tải nhanh.

Lưu ý 4: Tăng cường Domain Authority

Bạn có biết 1 điều là website sẽ có nhiều links rank hơn trong tìm kiếm bằng giọng nói? Xếp domain Ahrefs trung bình một kết quả tìm kiếm bằng giọng nói là khoảng 77.

Tăng cường Domain Authority

Không giống với SEO truyền thống, authority của page không phải là tín hiệu xếp hạng tìm kiếm bằng giọng nói quan trọng.

Bởi vậy, nếu bạn muốn có xếp hạng trong tìm kiếm bằng giọng nói thì nên tập trung vào việc xây dựng Domain Authority. Như vậy, Google sẽ sử dụng trang web của bạn làm nguồn ngay cả từ các trang trên website không có nhiều liên kết.

Lưu ý 5: Nội dung dài hơn BẰNG Lưu lượng tìm kiếm bằng giọng nói nhiều hơn

Bạn đã từng nghe tới số từ trung bình của trang đầu tiên Google rơi vào khoảng 1900 từ.

Nhưng bạn lại không biết là những trang kết quả tìm kiếm bằng giọng nói thường có xu hướng dài hơn (khoảng 2300 từ).

Lưu ý 6: Tối ưu hóa cho các Tìm kiếm “___Gần tôi”

Trước đây, những tìm kiếm “địa phương” có nghĩa là thành phố và tiểu bang.

Nhưng trong một vài năm qua, các tìm kiếm địa phương đã chuyển từ “thành phố”… sang “chặn”.

Vì vậy, nếu bạn điều hành một doanh nghiệp địa phương thì bạn cần tối ưu hóa được các cụm từ mà người tìm kiếm bằng giọng nói sử dụng.

Lưu ý 7: Xếp hạng Video trong Search Results

Gần đây, có thể dễ dàng nhận thấy rằng Google đã triển khai “Video Featured Snippets”. Thay vì việc liên kết đến video YouTube, Google sẽ dựa vào tìm kiếm của bạn để lấy ra phần của video liên quan.

SEO trong Voice Search là một hình thức tìm kiếm trực tiếp và tiện lợi. Không quá khó để có thể hiểu tại sao nó ngày càng phổ biến đối với người dùng trực tuyến. Trừ khi là bạn tối ưu hóa website của mình để đáp ứng cho Voice Search SEO, nếu không thì người dùng sẽ khó có thể tìm thấy những nội dung của bạn.

Những nội dung đã được chia sẻ trong bài viết này có thể giúp cho bạn tối ưu hóa website tốt hơn cho việc tìm kiếm bằng giọng nói và thăng hạng. Đây là những mẹo đã được thử nghiệm và cũng được kiểm nghiệm, chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cho bạn.

Bên cạnh đó, khi bạn tối ưu hóa cho Voice Search SEO là bạn cũng đang tối ưu cho website nói chung và đồng thời tạo ra nhiều sức mạnh hơn để nâng xếp hạng trên máy tìm kiếm bằng cách này hoặc cách khác.

Please follow and like us:
Pin Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

RSS
Follow by Email